Các bác sĩ ở Ấn Độ bị chủ nhà đuổi khỏi nơi thuê vì lo sợ lây virus corona

Khi đại dịch coronavirus toàn cầu trở nên tồi tệ hơn mỗi ngày, nỗi sợ hãi đang dâng cao ở Ấn Độ và các nhân viên y tế tuyến đầu đang phải gánh chịu hậu quả của sự hoảng loạn từ công chúng.
Các bác sĩ ở Ấn Độ bị chủ nhà đuổi khỏi nơi thuê vì lo sợ lây virus corona - Ảnh 1.

(Ảnh: CNN)

Tính đến nay, Ấn Độ đã 562 trường hợp nhiễm virus corona, một con số tương đối thấp với mật độ dân số nước này nhưng đã gia tăng dấu hiệu của sự lo lắng trong bối cảnh toàn đất nước đang bị phong tòa. Người dân hoảng loạn đi mua đồ và phân biệt đối xử các bác sĩ và các nhân viên y tế tiền tuyến.

Các nhân viên y tế ở thủ đô New Delhi nói rằng họ đã bị tẩy chay và phân biệt đối xử bởi chính cộng đồng nơi họ sinh sống khi những người dân đó lo ngại rằng các nhân viên y tế này có thể bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm virus corona. Một số bác sĩ thậm chí còn đã bị trục xuất ra khỏi nhà hoặc phải đối mặt với các mối đe dọa rằng điện của nhà họ sẽ bị cắt.

"Các bác sĩ, y tá và nhân viên chăm sóc sức khỏe đã có liên quan đến việc chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus corona đang bị yêu cầu phải rời khỏi căn nhà thuê của họ và một số người thậm chí đã bị chủ nhà đuổi ra khỏi nơi thuê vì sợ rằng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe này sẽ làm họ bị nhiễm virus. Thông tin trên được trích dẫn từ một lá thư được gửi từ Hiệp hội các bác sĩ thường trú của Viện khoa học y tế Ấn Độ New Delhi tới Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên minh Amit Shah.

"Trên khắp cả nước, nhiều bác sĩ hiện đang bị mắc kẹt ngoài đường với tất cả hành lí của họ, họ không có nơi nào để đi" - một nội dung trong lời kêu gọi ông Shah bảo vệ các nhân viên y tế này.

Những thông tin về việc các nhân viên y tế bị trục xuất ra khỏi nhà đã làm những người dân tỏ vẻ bức xúc trên mạng xã hội và cũng làm các cán bộ y tế và các nhà chức trách địa phương lo ngại.

Harsh Vardhan- Bộ trưởng bộ y tế và phúc lợi gia đình đã chia sẻ trên Twitter vào hôm thứ ba rằng ông "vô cùng đau khổ" khi nghe tin các bác sĩ bị tẩy chay.

"Xin đừng hoảng sợ," ông trấn an người dân. "Tất cả các biện pháp phòng ngừa đang được các bác sĩ và nhân viên áp dụng khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống Covid -19 để đảm bảo họ không bị lây nhiễm dưới bất hình thức nào. Bất động cơ gây khó khăn nào cũng có thể làm mất tinh thần của họ, làm ảnh hưởng đến cả hệ thống … Nhiệm vụ của chúng ta là phải nâng cao tinh thần của họ. "

Arvind Kejriwal- Bộ trưởng Bộ trưởng Delhi cũng lên án các vụ trục xuất. Hôm thứ Ba ông đã viết trên mạng xã hội Twitter : " Các bác sĩ đang cố gắng giữ gìn mạng sống cho chúng ta, họ đã đánh đổi mạng sống của mình vì chúng ta. Chủ nhà của họ không nên làm điều này. Điều này là hoàn toàn sai trái."

Sau sự việc trên, ông Adarsh Pratap Singh, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ thường trú cho biết bộ trưởng Shah đã chỉ đạo các quan chức cảnh sát điều tra vấn đề này và có hành động ngay lập tức. Ủy viên cảnh sát Delhi cũng sẵn sàng giúp đỡ hiệp hội.

Ông Shah sau đó đã động viên các nhân viên y tế trên Twitter và cảm ơn họ vì đã mạo hiểm mạng sống của mình trong cuộc chiến chống lại đại dịch.

Nhân viên hàng không cũng đang bị phân biệt đối xử

Không chỉ các nhân viên y tế, các nhân viên hàng không cũng phải đối mặt với phản ứng dữ dội, đặc biệt là những người đã làm việc trên các chuyến bay hồi hương giải cứ các công dân Ấn Độ bị mắc kẹt tại các quốc gia bị virus tấn công nhiều như Trung Quốc.

Một video được lan truyền rộng rãi về việc một nhân viên của hãng hàng không IndiGo chia sẻ về những tin đồn sai lệch rằng cô bị nhiễm bệnh. Những tin đồn này đã khiến mẹ cô bị những người khác kì thị và họ đã từ chối bán hàng cho bà ấy ở chợ.

Cảnh sát ở Kolkata đã trả lời trực tiếp trong một clip trên Twitter rằng các cảnh sát đang hỗ trợ cho trường hợp của cô và "bất ai phân biệt đối xử với những anh hùng như cô - những người chấp nhận rủi ro để thực hiện nhiệm vụ sẽ bị xử lí nghiêm".

Một bản tin ngày chủ nhật cũng chỉ ra rằng các nhân viên của hãng hàng không quốc gia Air India cũng đã phải đối mặt với sự kì thị tương tự trong cộng đồng của họ.

"Những kẻ cực đoan này đã quên rằng rất nhiều vợ chồng, cha mẹ, anh chị em và người thân yêu của họ đã được đưa về nhà an toàn và an toàn từ các quốc gia có ổ dịch lớn nhờ những nỗ lực quả cảm của các phi hành đoàn Air India này", bản tin đề cập.

Bộ trưởng Hàng không Dân dụng Hardeep Singh Puri đã gửi thông điệp trên Twitter ủng hộ các nhân viên hàng không đã bị phân biệt đối xử và nói rằng ông "vô cùng đau khổ" khi biết tin này.

Sự phân biệt kì thị với cả nhân viên hàng không và nhân viên y tế ngày càng nhiều đã dấy lên nỗi sợ hãi cho các nhân viên trong ngành và gây ra cuộc đụng độ giữa dư luận và "tài hùng biện" của chính phủ.

Vài ngày trước, Thủ tướng Narendra Modi đã kêu gọi mọi người trên toàn quốc dành năm phút để đứng ở ban công hoặc trước cửa sổ của nhà họ để cảm ơn và bày tỏ lòng kính trọng đối với tất cả những người đang làm việc 24/7 để giúp đất nước này thoát khỏi Covid-19.

Cả tuần nay các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang đã cố gắng làm dịu đi nỗi sợ của người dân. Modi, người đã phát lệnh phong tỏa tuyệt đối trên toàn quốc vào hôm thứ Ba đã trấn an người dân rằng không cần phải hoảng loạn đi mua đồ và các nguồn cung hàng hóa đều ổn định, tuy có bị ảnh hưởng chút ít.

Khắp nơi trên Ấn Độ là hình ảnh những đám đông khổng lồ đứng xếp hàng dài bên ngoài các cửa hàng hoặc chen chúc nhau trong các khu chợ ngoài trời, cố gắng mua dự trữ đồ ăn trước khi lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lúc nửa đêm.

Trong 3 tuần bị phong tỏa, hơn 1,3 tỉ người ở tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ sẽ bị cấm ra khỏi nhà ngoại trừ các mục đích thiết yếu. Tất cả các cửa hàng, nhà máy, chợ và địa điểm tín ngưỡng sẽ phải đóng cửa và các tuyến xe buýt và tàu điện ngầm liên bang sẽ bị tạm dừng.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.