Trong một nghiên cứu di truyền học từ các mẫu bệnh phẩm của hơn 7.500 người bị nhiễm Covid-19, các nhà khoa học cho biết virus corona đã lây lan vào khoảng giữa tháng 10 và tháng 12 năm ngoái, và bùng phát nhanh chóng trên khắp thế giới.
Các nhà khoa học tại Viện Di truyền học Đại học London (UCL) đã tìm thấy gần 200 đột biến gen tái phát của virus corona mới (SARS-CoV-2), và cho biết nó thích nghi với vật chủ con người ra sao khi lây lan.
"Các ước lượng của Phylogenetic đã xác nhận rằng đại dịch Covid-19 bắt đầu vào khoảng ngày 6/10/2019 đến ngày 11/12/2019, tương ứng với thời điểm virus nhảy từ vật chủ trước đó lên con người", nhóm nghiên cứu, do Francois Balloux dẫn đầu, đã viết trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí có tên là "Infection, Genetics and Evolution".
Balloux cho biết phân tích cũng phát hiện ra rằng virus đã và đang biến đổi, điều này là bình thường đối với virus. Họ đã tìm thấy một tỉ lệ lớn sự đa dạng di truyền trên thế giới của virus gây ra dịch Covid-19 ở tất cả các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Điều đó cho thấy SARS-CoV-2 đã biến đổi trong suốt hành trình lây lan tới các quốc gia trên khắp thế giới ngay từ rất sớm, ông nói.
"Tất cả các virus đều biến đổi một cách tự nhiên. Bản thân đột biến không phải là một điều xấu, và không có gì cho thấy SARS-CoV-2 đang đột biến nhanh hơn hoặc chậm hơn dự kiến", ông nói.
"Cho đến nay, chúng ta không thể biết rằng liệu SARS-CoV-2 có trở nên ít nhiều gây chết người và truyền nhiễm hay không".
Trong một nghiên cứu thứ hai cũng được công bố vào thứ Tư, các nhà khoa học tại Đại học Glasgow của Anh (cũng đã phân tích các mẫu virus SARS-CoV-2), cho biết phát hiện của họ ở công trình khoa học trước đây cho thấy có hai chủng virus khác nhau là không chính xác.
Một nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học Trung Quốc hồi tháng 3, đã cho thấy có thể có hai chủng virus corona mới gây nhiễm trùng, trong đó có nhiều chủng loại còn "hung dữ" hơn so với loài kia.
Nhưng, trong công bố phân tích của họ trên tạp chí Virus Evolution, nhóm nghiên cứu Glasgow cho biết chỉ có một loại virus duy nhất đang lưu hành.
Theo một thống kê của hãng tin tức Reuters, hơn 3,71 triệu người đã được báo cáo là bị nhiễm virus corona mới trên toàn cầu, và đã có tới 256.186 người tử vong. Các trường hợp đã được báo cáo tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ khi chúng lần đầu tiên bùng phát ở Trung Quốc, vào tháng 12/2019.
Các nghiên cứu di truyền đưa ra những hiểu biết "hấp dẫn" về sự tiến hóa của virus, và nhấn mạnh rằng đó là "mục tiêu tiến bước với một đích đến tiến hóa không xác định". Jonathan Stoye, người đứng đầu bộ phận virus học tại Viện nghiên cứu về bệnh ung thư của Anh, chia sẻ: "Tất cả các bằng chứng hoàn toàn phù hợp với nguồn gốc của virus vào cuối năm ngoái, chẳng có một lí do nào để nghi ngờ về điều này cả".
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp công bố vào đầu tuần này, cho thấy một người đàn ông ở Pháp đã bị nhiễm Covid-19 sớm nhất là vào ngày 27/12/2019 - gần một tháng trước khi chính quyền nước này xác nhận các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết các ca nhiễm tại Pháp là "không có gì đáng ngạc nhiên", và kêu gọi các nước điều tra tất cả các trường hợp đáng ngờ khác.
Nhóm nghiên cứu Balloux đã sàng lọc bộ gen của hơn 7.500 virus từ các bệnh nhân bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới. Kết quả của họ làm tăng thêm bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 có cùng chung tổ tiên từ cuối năm 2019, cho thấy đây đích thực là thời điểm virus nhảy từ vật chủ trước đó vào con người.
Các nhà nghiên cứu của UCL cũng tìm thấy gần 200 biến đổi di truyền nhỏ hoặc các đột biến trong bộ di truyền của virus corona mà họ đã phân tích. Phát hiện này của Balloux là manh mối hữu ích cho các nhà nghiên cứu, để tìm cách phương hướng phát triển thuốc và vắc-xin.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020