Cần 2.000 tỉ đồng và 1 năm để sông Tô Lịch trong xanh?

Ông Vũ Tiến Anh, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ xử lí nước TA khẳng định, cần 2.000 tỉ đồng và 1 năm để xử lí ô nhiễm, giúp sông Tô Lịch trong xanh trở lại.

IMG_8933

Sông Tô Lịch đang thí điểm xử lí ô nhiễm công nghệ Nhật Bản. (Ảnh: Di Linh).

Thời gian gần đây, câu chuyện xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch tiếp tục "nóng" sau vụ xả nước hồ Tây vào khu vực thí điểm công nghệ Nhật Bản.

Ngày 25/7, trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Tiến Anh, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ xử lí nước TA – với công nghệ xử lí MET (Mechanical Energy Technologies – Công nghệ Năng lượng cơ học) khẳng định "cần 2.000 tỉ đồng và 1 năm" xử lí ô nhiễm sông Tô Lịch.

"Từ lâu, chúng ta đã có nhiều giải pháp xử lí ô nhiễm cho sông Tô Lịch. Từ việc nạo vét bùn, thả bè thủy sinh... nhưng chưa đạt được thành công như mong đợi.

Công nghệ xử lí MET của chúng tôi sẽ gom nước thải ở 280 cống xả, xử lí nước và sau đó đổ vào sông", ông Tiến Anh cho biết.

IMG_9530

Hệ thống xử lí nước khá gọn nhẹ. (Ảnh: Di Linh).

Theo vị này, công nghệ nêu trên không cần phải thay đổi kết cấu hạ tầng, diện tích đất sử dụng để lắp đặt thiết bị không tốn nhiều.

"Với 150.000 m3 nước thải ngày/đêm vào sông Tô Lịch, chúng tôi cần 7.500 máy xử lí (công suất 20m3 ngày đêm). Chi phí khoảng 2.000 tỉ đồng, diện tích mặt bằng khoảng 37.500m2.

Trong vòng 10 năm, các máy xử lí không phải thay thế bất cứ thứ gì, chỉ tốn tiền điện bơm nước khoảng 3.750 số điện/ngày đêm. Trong vòng nửa năm, sông Tô Lịch sẽ trong trở lại", vị này nói.

Theo ông Tiến Anh, nước thải qua các cống sau khi gom vào hệ thống xử lí nêu trên sẽ cho ra nước đạt QCVN 14.

67644493_394285641439786_8980145693830152192_n

Nguyên lí hoạt động của máy xử lí nước. (Ảnh: Di Linh).

Đối với bùn của sông Tô Lịch, vị này cho biết khi xử lí nước sạch đổ ra sông Tô Lịch thì sẽ làm bùn sạch, trôi đi.

"Trong hệ thống máy xử lí vẫn có sử dụng hóa chất nhưng không tiêu tốn nhiều. Hóa chất hoạt động ở cấp độ phân tử và 10 năm mới tiêu tốn hết. Công nghệ cũng áp dụng lõi lọc tự nhiện và tự hệ thống hình thành.

Sau 10 năm, hệ thống cần thay thế phần lõi chứa nguyên liệu xử lí chiếm khoảng 30% tổng giá trị ban đầu (2.000 tỉ đồng). Tuy nhiên, hệ thống không cần người vận hành.

Lý tưởng nhất là cùng với thời gian lắp hệ thống xử lí của chúng tôi là nạo vét bùn ở sông Tô Lịch", Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ xử lí nước TA chia sẻ.

IMG_9534

Ông Vũ Tiến Anh. (Ảnh: Di Linh).

Đáng chú ý, vị này cho biết sẽ có đề xuất lên TP về việc thí điểm công nghệ trên ở sông Tô Lịch.

"Chúng tôi cần 2.000 tỉ đồng, 6 tháng sản xuất lắp đặt thiết bị và 6 tháng để sông Tô Lịch trong xanh trở lại", vị này nhấn mạnh.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.