Cận cảnh hệ thống Seven.AM cửa đóng then cài tại Hà Nội sau khi quản lí thị trường tạm giữ 9.000 sản phẩm giữa nghi án cắt mác Trung Quốc

"Tạm ngừng để bảo trì hoạt động", dòng thông báo ngắn gọn dán ngoài cửa của chi nhánh Seven.AM tại 146 Thái Hà (Hà Nội), ngày 12/11, cho biết cửa hàng này đang tạm ngừng việc kinh doanh, và không biết lúc nào sẽ mở cửa trở lại. Tất cả các số điện thoại của chủ cửa hàng thì đều trong tình trạng "không liên lạc được".

Tình trạng cửa đóng then cài cũng xuất hiện tại tất cả 6 cửa hàng Seven.AM khác tại Hà Nội sau khi hơn 9.000 sản phẩm của hệ thống này ngày hôm qua (11/11) bị chi Cục QLTT Hà Nội thu giữ ngày hôm qua, 11/11, vì không thể chứng minh nguồn gốc. 

IMG_20191112_150240

IMG_20191112_150447_2

Seven.AM tại 135 Trần Phú (Hà Đông) cửa đóng then cài, không một dòng thông báo. Nhiều khách hàng đến mua hàng, đổi trả bảo hành cũng phải quay về. Trao đổi với chúng tôi, bảo vệ một cửa hàng bên cạnh cho biết, tối qua Saven.AM thông báo đến khách hàng là sẽ đóng cửa trong hai ngày tiếp theo. "Tuy nhiên, sau đó có hoạt động trở lại hay không thì chưa rõ", người này nói.

IMG_20191112_152541_1

Chi nhánh tại Thái Hà (quận Đống Đa) cũng đóng cửa kín mít.

IMG_20191112_152522

Bảng thông báo tạm ngừng hoạt động để bảo trì ngắn gọn, không hẹn ngày mở cửa.

Cửa đóng then cài.

75603952_2398890753707373_166589111258316800_n

Tại trụ sở chính của Seven.AM ở 146 Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa), cửa mở hé vào trưa 12/11, tuy nhiên không thấy nhân viên nào của cửa hàng.

Hàng hóa tại cơ sở này đã bị chi cục QLTT Hà Nội niêm phong từ tối ngày hôm qua, (11/11).

Tại chi nhánh 267 Lạc Long Quân, các mặt hàng may mặc của Seven.AM vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị tạm thu. Tuy nhiên, cửa hàng này cũng trong tình trạng cửa đóng mà không một thông báo. 

Được biết, qua kiểm tra, toàn bộ các sản phẩm được bày bán tại các showroom Seven.AM đều có tem của sản phẩm Seven.AM, xuất xứ Made in Vietnam, có gắn dấu hợp quy. Tuy nhiên, trên sản phẩm không thể hiện rõ tên địa chỉ sản xuất, mà chỉ có địa chỉ nhà phân phối đó là "Công ty cổ phần MHA thời trang Seven.AM".

Tại thời điểm kiểm tra, chủ của các cửa hàng kinh doanh mới chỉ xuất trình cho đoàn kiểm tra giấy đăng kí nhãn hiệu Seven.AM, trong khi toàn bộ hoá đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và bản công bố hợp quy của sản phẩm, cửa hàng không xuất trình được.

Trong khi đó, trả lời trước báo giới, Tổng giám đốc Seven.AM ông Đặng Quốc Anh cho biết doanh nghiệp này chỉ thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo phương thức bán buôn, bán lẻ không trực tiếp sản xuất.

Tuy nhiên, một cổ đông khác của Seven.AM, Nguyễn Vũ Hải Anh - người được coi là ông chủ thực sự của chuỗi cửa hàng với 60% số cổ phần nắm giữ thì đã thừa nhận với báo chí doanh nghiệp có nhập hàng Trung Quốc. 

Theo điều tra của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, một số sản phẩm tại chuỗi cửa hàng Seven.AM bị cho là cắt nhãn mác Trung Quốc để gắn nhãn mác của thương hiệu này.

Những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty Cổ phần MHA trước khi xuất đi hàng chục showroom thì các công nhân sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kỳ chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu Seven.AM.

Hiện vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Thương hiệu thời trang SEVEN.AM ra mắt thị trường năm 2009. Đến nay đã có 24 cửa hàng tại 18 tỉnh, thành phố cả nước.



chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.