Seven.AM vội vã dọn đồ khỏi các kệ hàng giữa nghi án cắt mác Trung Quốc

Không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc sản phẩm, chuỗi thời trang cao cấp Seven.AM bị Chi cục quản lí thị trường Hà Nội niêm phong hàng hóa tại một số điểm kiểm tra.

Hôm nay (11/11), Cục QLTT Hà Nội chỉ đạo Đội QLTT số 14 chia thành 5 tổ kiểm tra 5 địa điểm kinh doanh thương hiệu thời trang Seven.AM trên địa bàn Hà Nội, gồm cửa hàng 146-148 Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa); 11 Kim Đồng (quận Hoàng Mai); 146 Thái Hà (quận Đống Đa); 135 Trần Phú (Hà Đông); 506 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên).

Qua kiểm tra, toàn bộ các sản phẩm được bày bán tại các showroom Seven.AM đều có tem của sản phẩm Seven.AM, xuất xứ Made in Vietnam, có gắn dấu hợp quy. Tuy nhiên, trên sản phẩm không thể hiện rõ tên địa chỉ sản xuất, mà chỉ có địa chỉ nhà phân phối đó là "Công ty cổ phần MHA thời trang Seven.AM".

IMG_20191111_180139_3

Cơ quan Quản lí thị trường kiểm tra Seven.AM và niêm phong hàng hóa. (Ảnh: Thiên Trường).

Trả lời cơ quan chức năng, Seven.AM khẳng định tất cả các mẫu quần áo có gắn mác Seven.AM đều do công ty này tự thiết kế, sản xuất. Những mặt hàng nào nhập khẩu sẽ không có tem mác Seven.AM.

Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, chủ của các cửa hàng kinh doanh mới chỉ xuất trình cho đoàn kiểm tra giấy đăng kí nhãn hiệu Seven.AM, trong khi toàn bộ hoá đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ và bản công bố hợp quy của sản phẩm, cửa hàng không xuất trình được.

Các kệ hàng trống trơn tại trụ sở 146 Tôn Đức Thắng. (Ảnh: Thiên Trường).


Do đó "Cục QLTT buộc phải niêm phong số hàng hóa kể trên, khi nào Seven.AM xuất trình được giấy tờ, chúng tôi sẽ đối chiếu kiểm tra và có hướng xử lí sau", ông Đào Kim Giang, thuộc Chi Cục QLTT Hà Nội cho biết.

Theo ghi nhận của chúng tôi, vào cuối buổi chiều ngày hôm nay, 11/11, tại trụ sở chính của Seven.AM ở 146 Tôn Đức Thắng, các nhân viên tại đây cùng các cán bộ QLTT đã chuyển tất cả hàng hóa trưng bày trên các kệ hàng vào kho hàng niêm phong, chờ quyết định mới.

Với mặt hàng túi xách được báo chí phản ánh là hàng trôi nổi trên thị trường, được gắn mác Seven.AM, thì hiện đã hoàn toàn biến mất khỏi danh mục sản phẩm của chuỗi cửa hàng. Quản lí tại số 146 Tôn Đức Thắng cho biết, cửa hàng đã ngừng kinh doanh dòng sản phẩm này.

IMG_20191111_165524_5

Chi nhánh tại 246 Lạc Long Quân vẫn còn hàng hóa chưa bị niêm phong nhưng vắng tanh không một bóng khách. (Ảnh: Thiên Trường).

Trước đó, theo điều tra của báo Tuổi Trẻ Thủ Đô, sau khi thâm nhập vào công xưởng thời trang của Seven.AM tại Hà Nội, phóng viên phát hiện ra nhiều sản phẩm bị cắt mác có chữ Trung Quốc.

Theo đó, những kiện hàng như túi, khăn, quần áo… được đưa về kho của Công ty cổ phần MHA (nhãn hiệu thời trang Seven.AM), trước khi xuất đi hàng chục showroom, các công nhân làm việc tại đây sẽ kiểm tra từng sản phẩm, nếu thấy bất kì chữ Trung Quốc nào là phải loại bỏ ngay và thay vào đó bằng nhãn hiệu Saven.AM.

Seven.AM được ra mắt người tiêu dùng từ năm 2009 thuộc Công ty Cổ phần MHA. Hiện nay nhãn hiệu thời trang cao cấp này đã có hơn 20 showrooms tại 18 tỉnh, thành phố trên cả nước. Người đứng sau thương hiệu này là doanh nhân, diễn viên Nguyễn Vũ Hải Anh. Tuy nhiên hiện nay, ông Hải Anh đã rút toàn bộ các chức vụ tại Seven.AM.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.