Bệnh nhân nguy kịch sau khi có biểu hiện nốt phỏng dạ, sốt, mệt | |
Mẹ bầu không tiêm phòng vắc xin, bé trai 10 ngày tuổi mắc thuỷ đậu |
Bệnh thủy đậu do siêu vi Varicella zoster gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh thủy đậu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra với người có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện, nhất là trẻ nhỏ, người già và thai phụ.
Biểu hiện chính của bệnh là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc. Sau khi siêu vi xâm nhập cơ thể, phải qua thời gian khoảng 10-20 ngày người bệnh mới xuất hiện các triệu chứng của một người nhiễm siêu vi (sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn…)
Sau đó xuất hiện các ban dát sẩn, lúc đầu ở thân mình, sau đó lan ra toàn thân. Ngứa là triệu chứng gặp ở hầu hết bệnh nhân bị thủy đậu, đặc biệt ở bệnh nhân có nổi nhiều bóng nước. Cảm giác ngứa kéo dài, gây khó chịu ở người bệnh và làm người bệnh luôn có cảm giác muốn gãi. Tuy nhiên, việc gãi làm vỡ các bọng nước rất nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng, đồng thời chắc chắn sẽ để lại sẹo tại những điểm các bọng nước bị vỡ.
(Ảnh: Pinterest)) |
Bệnh thủy đậu thường không quá nghiêm trọng nhưng nhiều người lại rất lo lắng, kiêng khem và sử dụng thuốc không phù hợp. Việc chữa trị không đúng cách sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí gây những biến chứng nguy hiểm.
Sai lầm trong chữa bệnh thủy đậu
Khi con bị thủy đậu, các bậc phụ huynh cuống cuồng tìm cách chữa trị bằng cách dùng gốc rạ nấu nước tắm hoặc uống, kiêng nước, kiêng gió, kiêng cữ trong ăn uống… Nhưng ít người biết được rằng, chữa trị thủy đậu bằng các phương pháp dân gian này là hoàn toàn sai lầm và làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.
Bệnh nhi mắc thủy đậu do bị lây từ người mẹ. (Ảnh: Vietnamnet) |
Chia sẻ trên báo Vietnamnet, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, nhiều người nghĩ bệnh thủy đậu (hay còn gọi là bệnh trái rạ) và gốc rạ (gốc cây lúa) có liên quan nên đã dùng gốc rạ để chữa trị. Trên thực tế, giữa bệnh trái rạ và gốc rạ không hề liên quan tới nhau, dùng cách này khiến người bệnh dễ nhiễm trùng, uống nước gốc rạ có thể bị ngộ độc.
Ngoài ra, người xưa nói rằng, khi bị thủy đậu người bệnh phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió, kiêng cữ trong ăn uống, nhưng theo bác sĩ Khanh, việc trùm kín khiến cho cơ thể đổ mồ hôi sẽ gây ngứa, bệnh nhân khi đó gãi nhiều làm các bóng nước vỡ ra.
Điều quan trọng nhất trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể: Cho người bệnh nằm nghỉ trong phòng thoáng mát, sạch sẽ, cách ly tại nhà trong suốt thời gian bệnh cho tới khi hoàn toàn khỏi bệnh.
Đối với trẻ em: Cắt móng tay cho trẻ để tránh tình trạng bé gãi ngứa khiến các bóng nước bị vỡ dễ nhiễm trùng. Cho trẻ ăn các chất dễ tiêu… Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa. Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ và lây lan. Không nên cho trẻ mặc áo quá dày vì dễ cọ xát làm vỡ mụn. Toàn bộ quần áo phải được giặt hàng ngày bằng xà phòng và là ủi trước khi mặc.
Cẩn trọng trong việc dùng thuốc
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 13/5 cho biết, bệnh viện đang điều trị tích cực cho một nam bệnh nhân đến từ Sơn La với chẩn đoán biến chứng thủy đậu nặng do tự ý dùng thuốc có chứa corticoid. Các bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh nhân ở Sơn La rất nặng, nguy cơ cao tử vong cao.
Bệnh nhân xuất hiện nốt phỏng nước rất to, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong nốt phỏng. (Ảnh: T.C) |
Chia sẻ trên báo Vnexpress, Bác sĩ Vũ Minh Điền, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, tình trạng bệnh nhân ngày càng xấu hơn, nổi ban dày, xuất huyết trong nốt phỏng, xuất huyết dưới da, rối loạn đông máu, tiêu hết yếu tố đông máu; suy gan, thận nặng... Tiên lượng bệnh nhân khó qua khỏi.
Theo bác sĩ Điền, việc tự ý dùng loại thuốc điều trị không đúng bệnh của bệnh nhân đã khiến bệnh bùng phát mạnh mẽ hơn, là yếu tố tăng nặng bệnh. Medrol là một loại thuốc corticoid, có tác dụng chống viêm giảm phù nề nhưng tác dụng phụ là ức chế miễn dịch. Vì thế thuốc medrol không được khuyến cáo dùng cho các bệnh nhân bị thủy đậu. Thủy đậu xảy ra do cơ thể suy giảm miễn dịch, virus bùng phát, khi dùng thuốc ức chế miễn dịch thì sự bùng phát virus càng nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ khuyến cáo, năm nay có nhiều ca thủy đậu nặng, không diễn biến như bình thường. Khuyến cáo khi bị sốt, xuất hiện bỏng nước trên da, người bệnh nên đi khám, không nên tự ý mua thuốc uống. Bệnh thường xuất hiện ở những người chưa được tiêm phòng, cơ địa giảm miễn dịch, mụn nước rải rác từ trên đầu xuống chân, mụn rất nhỏ. Nếu mụn nước mọc nhanh, to hơn bình thường, người bệnh mệt hơn thì nên đến viện càng sớm càng tốt.
Khi bị thủy đậu cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo mà dùng thuốc sai lầm, dẫn đến thủy đậu bội nhiễm nặng và để lại biến chứng. Giai đoạn vừa mới lành bệnh, cần phải tuyệt đối chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều.
Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm chủng. Phụ nữ nên tiêm văcxin phòng bệnh trước khi có thai; không được tiêm khi đã mang thai. Trẻ từ 1 tuổi đến 12 tuổi chỉ cần một liều văcxin là đủ ngừa bệnh. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm hai liều cách nhau ít nhất 6 tuần.
6 bệnh nguy hiểm dễ 'tấn công' cơ thể trong mùa hè
Mùa hè do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để nhiều loại dịch bệnh phát sinh. Tay chân miệng, đau ... |
Cẩn trọng nhiễm trùng máu khi tùy tiện dùng Đông y trị thủy đậu
Thời điểm này đang là “mùa” bệnh thủy đậu, nhiều người chọn Đông y điều trị thủy đậu để không để lại sẹo. Tuy nhiên, ... |
Thủy đậu vào mùa: Triệu chứng, cách chăm sóc và phòng bệnh
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, do virus gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa Xuân. Tuy là bệnh lành tính ... |