Căng thẳng Mỹ - Triều liệu có thật sự đến mức bùng nổ?

Căng thẳng Mỹ - Triều đang leo thang tới bờ vực chiến tranh nhưng giới chuyên gia cho rằng khả năng diễn ra xung đột vũ lực giữa hai bên là không lớn. 
cang thang my trieu lieu co that su den muc bung no
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (áo xanh) đứng cùng lực lượng quân sự. Ảnh: KCNA

Căng thẳng giữa Washington và Bình Nhưỡng vẫn luôn cao trong suốt nhiều năm qua nhưng tình hình trong khu vực đã trở nên nóng hơn trong những ngày gần đây và một trong các bên có thể có những tính toán sai lầm, theo Washington Post.

Tuy nhiên, có những lý do để thấy rằng căng thẳng sẽ không leo thang thành một cuộc đụng độ thực tế. Ralph Cossa, Chủ tịch Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế Thái Bình Dương ở Honolulu, nói: "Tôi không nghĩ Mỹ sẽ tiến hành chiến tranh với Triều Tiên. Nhưng Mỹ chắc chắn đang cố gắng gửi thông điệp rằng họ đang mất hết kiên nhẫn với Bình Nhưỡng và muốn gửi đi thông điệp phản đối mạnh mẽ".

Có những lý do để Mỹ loại bỏ khả năng tấn công Triều Tiên. Lý do thứ nhất là họ không rõ phải tấn công vào nơi nào. Bãi thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên nằm dưới lòng đất các vật liệu chế tạo hạt nhân nằm rải rác ở các địa điểm khác nhau. Thêm nữa, Bình Nhưỡng sử dụng bệ phóng cơ động và những tên lửa của họ có thể được chở ra khỏi bất kỳ nhà kho hay hầm ngầm nào nhanh chóng.

Thứ hai, bất kỳ vụ tấn công nào vào Triều Tiên có thể sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới Seoul, thành phố khoảng 20 triệu người có nguy cơ nằm trong tầm bắn của pháo binh Triều Tiên.

Euan Graham, cựu nhân viên ngoại giao Anh từng làm việc ở Bình Nhưỡng nhận xét rằng "tấn công phủ đầu Triều Tiên là lựa chọn tốt cho Mỹ" nhưng "những sức ép ngoại giao có thể ngăn cản sự leo thang thực sự".

Ông Graham cho rằng việc Mỹ điều tàu sân bay đến khu vực là "biện pháp ngoại giao cưỡng bức".

Ông Cossa đồng ý với ý kiến này. "Hành động đó sẽ khiến Triều Tiên và có lẽ cả Trung Quốc lo lắng một chút".

Van Jackson, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á Thái Bình Dương thuộc Viện Daniel K. Inouye, nói rằng ông "chắc chắn 99%" rằng hạm đội tàu của Mỹ sẽ không tấn công Triều Tiên.

"Tàu USS Carl Vinson là một tài sản mang tính chiến lược. Hãy nhìn vào những gì chúng ta đã làm ở Syria - nhanh chóng, yên lặng và không thừa thãi", Jackson nói. "Nhưng giờ chúng ta lại không thể làm điều đó với Bình Nhưỡng. Những gì đang làm thật quá ầm ĩ, quá chậm chạp".

Ông Jackson lo lắng về khả năng ông Trump có thể cảm thấy quá phấn khích sau quyết định đột ngột tấn công Syria. Vì thế Trump có thể có những dự tính sai lầm nếu Triều Tiên làm điều gì đó bất ngờ mà không phải là thử tên lửa hay hạt nhân - chẳng hạn như việc Triều Tiên bị cáo buộc đâm chìm tàu hộ tống hải quân Hàn Quốc vào năm 2010, làm 46 thuỷ thủ thiệt mạng.

Đối với những hành động của Triều Tiên, ông Graham cảnh báo rằng không nên suy diễn quá nhiều từ động thái lên gân của họ. "Chính sách ngoại giao của họ dựa vào những lời đe dọa. Đó là đòn bẩy duy nhất", ông nhận xét.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.