Cách đây ít giờ, BS Phan Xuân Trung, Trung tâm Y Khoa MEDIC có chia sẻ trên trang cá nhân một câu chuyện đau lòng về một nữ đồng nghiệp vài tháng trước mất đứa con gái 11 tuổi.
Cụ thể, bác sĩ viết: “Bé đang khoẻ mạnh, tung tăng và chơi cùng mẹ. Mẹ là bác sĩ chuyên khoa về hô hấp. Bé mất đột ngột vì một lý do rất vô lý. Vô lý đến mức không chấp nhận được. Vô lý đến mức người mẹ không dám đối diện với sự thật. Người mẹ không dám nhớ, không dám nghĩ rằng tử thần đã mượn tay của mẹ để lấy đi sinh mạng của con.
Sự việc xảy ra khi hai mẹ con vui vẻ cùng tự tay làm món trà sữa trân châu. Món ngon cả hai mẹ con cùng thích. Hạt trân châu bằng bột, dẻo dẻo, dai dai, dính dính. Nước trà sữa ngọt ngào, thơm ngon. Chiếc ống hút to bự đưa từng ngụm trà sữa cùng những hạt trân châu vào miệng. Nhai dai dai, dẻo dẻo. Có một hạt kẹt trong ống nên bé hút mạnh và hạt trân châu bay thẳng vào cuống họng của bé làm tắc đường thở! Bé chới với vì nghẹn thở. Bé không thể hít vào hay thở ra.
Mọi phương pháp giải thông đều vô hiệu. Nghiệm pháp Heimlich vô hiệu. Hạt bột dính chứ không trơn như hột me hay hòn bi. Người mẹ không thể làm gì trong cơn hoảng loạn đó.
Khi đưa bé đến bệnh viện thì bé không còn cơ hội sống”.
Bố mẹ cần cảnh giác khi cho con uống trà sữa trân châu bằng ống hút to. |
Cảm thấy vô cùng có lỗi khi gợi lại nỗi đau này cho người đồng nghiệp để làm bài học cho nhiều bố mẹ khác, bác sĩ Phan Xuân Trung hy vọng bố mẹ sẽ cảnh giác với ống hút và hạt bột trân châu. Trước những thắc mắc xung quanh vụ việc em bé tử vong do hóc hạt trân châu trong trà sữa, bác sĩ Phan Xuân Trung trả lời ngắn gọn:
- Trà sữa trân châu không phải là nguyên nhân gây tai nạn. Thức ăn Việt Nam truyền thống cũng có dạng hột, làm bằng bột dẻo như đậu đỏ bánh lọt, chè trôi nước (xôi nước), rau câu, thạch dừa... Vấn đề là dùng ống hút để hút mạnh sẽ làm lọt thức ăn vào thanh quản.
- Sự tắc nghẽn đường thở không chỉ do dị vật ngán đường thở mà còn do phản xạ khép thanh môn, như trường hợp đuối nước, sặc nước, sặc cháo... Trường hợp trà sữa thì nước trà có thể bắn vào phế quản gây phản xạ khép thanh môn.
- Người mẹ dù là bác sĩ nhưng khi sự việc xảy ra với người thân sẽ bị mất bình tĩnh và quên cách xử lý tốt nhất.
- Mọi người cần biết cách xử lý cấp cứu để giúp đỡ người khác.
Kết lại, bác sĩ Phan Xuân Trung đưa ra lời khuyên trẻ vẫn có thể ăn hạt trân châu, uống trà sữa trân châu nhưng múc bằng muỗng thay vì chứ đừng dùng ống hút lớn. Bác sĩ cũng hy vọng các cửa hàng trà sữa trân châu sẽ chọn ống hút nhỏ hoặc không dùng ống hút, nhằm giảm nguy cơ bị hóc dị vật.
Video hướng dẫn cách cấp cứu tại nhà khi trẻ bị sặc cháo, hóc dị vật
XEM THÊM
Bác sĩ hướng dẫn cách sơ cứu cho trẻ khi bị đuối nước, hóc dị vật
Hàng năm, không ít các trường hợp trẻ bị đuối nước, hóc dị vật đã xảy đến. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ ... |
2 bệnh viện giải cứu cụ bà gần 80 tuổi bị hóc hạt ô mai
Phải chuyển đến bệnh viện thứ 2, cụ bà gần 80 tuổi ở Hà Nội mới được các bác sĩ giải cứu thành công sau ... |
Cấp cứu bé trai 7 tuổi nuốt đồng xu khi chơi đùa
Cháu Q. (7 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) trong lúc chơi đùa với đồng xu - loại xèng chơi trò chơi, đã nuốt phải đồng ... |
Cứu sống bệnh nhân 4 lần ngưng thở khi nội soi gắp hạt mãng cầu trong phổi
Một người phụ nữ bị hóc dị vật hạt mãng cầu vô cùng nguy hiểm vì nạn nhân chỉ có một lá phổi đã được ... |