Những hậu quả đáng tiếc khi mẹ không tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cho con | |
Bé gái 14 tháng tử vong sau một ngày tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản |
Các bác sĩ cảnh báo thông thường hằng năm, vào tháng 5 là bắt đầu vào mùa viêm não Nhật Bản, các bậc cha mẹ cần cảnh giác.
(Ảnh: Tuổi trẻ) |
40 tỉnh thành có người bệnh viêm não Nhật Bản
Theo ông Đỗ Thiện Hải - phó trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Nhi T.Ư, mặc dù năm nay tỉ lệ trẻ mắc viêm não Nhật Bản bị để lại di chứng đã giảm nhiều, nhưng vẫn còn trên 10% các cháu bị di chứng như chậm phát triển tinh thần, vận động... sau khi mắc bệnh.
Kết quả giám sát điểm bệnh viêm não Nhật Bản năm 2017 vừa qua cho thấy tại 6 tỉnh Sơn La, Thái Bình, Quảng Ngãi, Bình Dương, Bến Tre, Gia Lai có 316 ca nghi nhiễm viêm não Nhật Bản được ghi nhận, kết quả xét nghiệm có 33 ca dương tính, chiếm tỉ lệ 11,3% trong số các bệnh nhi được lấy mẫu bệnh phẩm.
Tại hai phòng thí nghiệm của Viện Pasteur TP.HCM và Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, trong số 683 mẫu của 33 tỉnh thành gửi về có 77 ca dương tính với viêm não Nhật Bản. Tổng số năm 2017 có 40 tỉnh thành ghi nhận 200 bệnh nhân viêm não Nhật Bản.
Từ các căn cứ này cho thấy mặc dù đã triển khai tiêm ngừa viêm não Nhật Bản nhiều năm, đặc biệt từ hai năm gần đây văcxin viêm não Nhật Bản đã được đưa vào tiêm chủng thường xuyên, nhưng viêm não Nhật Bản vẫn đang là bệnh lưu hành tại nhiều địa phương.
Chủ động tiêm ngừa
Trong số 200 ca mắc viêm não Nhật Bản năm qua, có đến 33,5% các cháu 5-9 tuổi, đây là nhóm có số cháu mắc bệnh nhiều nhất trong 200 bệnh nhân viêm não Nhật Bản được xác nhận. Về tiền sử tiêm chủng, có 8,8% các cháu mắc bệnh đã tiêm chủng đầy đủ, gần 34% không tiêm, trên 42% không rõ và trên 15% là tiêm chủng chưa đầy đủ.
Tiêm chủng đầy đủ có tác dụng rất tốt trong bảo vệ trẻ tránh được căn bệnh nguy hiểm viêm não Nhật Bản. Năm nay, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết sẽ dành 3,8 triệu liều văcxin viêm não Nhật Bản để tiêm chủng cho trẻ trong các chiến dịch tiêm vét, tiêm tại điểm tiêm chủng thường xuyên.
Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ triển khai chiến dịch tiêm bổ sung văcxin viêm não Nhật Bản B cho trẻ 6-15 tuổi tại các vùng nguy cơ cao (28 huyện thuộc 16 tỉnh), mục tiêu đảm bảo trên 90% trẻ trong độ tuổi này được tiêm chủng ngừa bệnh.
Năm ngoái, một chiến dịch tương tự cũng đã được tổ chức và có trên 192.000 trẻ được tiêm đầy đủ 2 mũi văcxin viêm não Nhật Bản B, đạt gần 93% số các cháu trong độ tuổi, tỉ lệ tiêm chủng đã vượt mục tiêu đề ra. Năm nay mục tiêu đề ra cũng là tiêm chủng đủ 2 mũi cho 90% các cháu trong độ tuổi của chiến dịch, đồng thời là các cháu trong độ tuổi tiêm chủng tại trạm y tế.
Mùa dịch viêm não Nhật Bản thông thường bắt đầu khoảng tháng 5-6 hằng năm, kéo dài tới khoảng tháng 8.
3 bệnh nhân thủy đậu biến chứng nặng do corticoid Ông Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, cho hay vừa qua bệnh viện đã tiếp nhận điều trị ba bệnh nhân thủy đậu có biến chứng rất nặng do dùng corticoid không có chỉ định của bác sĩ. Hiện tại viện còn một nam bệnh nhân 28 tuổi chuyển từ Sơn La, có các biến chứng như chảy máu ở nhiều cơ quan nội tạng, tụt huyết áp, rối loạn đông máu... Ông Cấp cho hay bệnh nhân được chuyển đến hôm 11-5, trước khi vào viện 4 ngày bệnh nhân thấy ho và sốt nên đã tự mua thuốc về uống, trong đó có corticoid và bệnh chuyển nặng như kể trên. Ông Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho hay thói quen của nhiều người dân là cứ thấy sốt, ho thì đi mua kháng sinh kháng viêm về uống, mà không biết các tác hại của thuốc kháng viêm. Kháng viêm nếu dùng không đúng chỉ định, với bệnh nhân thủy đậu khi dùng kháng viêm bệnh sẽ nặng lên nhiều. Thủy đậu là bệnh hay gặp vào mùa đông-xuân, thường gặp ở trẻ em, nhưng gần đây nhiều người lớn cũng mắc bệnh và mùa dịch kéo dài sang đến tận thời điểm nghịch mùa đầu hè như hiện nay. |
6 bệnh nguy hiểm dễ 'tấn công' cơ thể trong mùa hè
Mùa hè do thời tiết nắng nóng, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để nhiều loại dịch bệnh phát sinh. Tay chân miệng, đau ... |
Anti vaccine: Trào lưu nguy hiểm!
Lập Facebook kêu gọi anti vaccine, comment xúi giục, nghi ngờ vaccine… đang rộ trên mạng xã hội. Trong khi đó, nhiều đứa trẻ bị ... |
Chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản, tránh những di chứng nặng nề
Hiện nay, bệnh viêm não Nhật Bản đang vào thời kỳ đỉnh điểm. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, ... |
Đắk Lắk: 2 bé gái bị viêm não Nhật Bản do không tiêm phòng
Trung tâm Y tế Dự phòng Đắk Lắk ngày 31/8 đã ghi nhận 2 trường hợp bé gái mắc bệnh viêm não Nhật Bản B. |