Ngày 5/8, sau một tuần xảy ra hiện tượng nứt đất, đoạn tỉnh lộ 445 qua xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) vẫn cấm ôtô lưu thông. Đây là tuyến đường nối Hòa Bình đi Hà Nội, Phú Thọ. Đoạn xảy ra sụt lún cách trung tâm tỉnh chừng 15 km. |
Trận mưa kéo dài những ngày đầu tháng 8 khiến hàng tấn bùn đất nhão cắt ngang mặt đường, chảy xuống sông Đà. Đoạn giáp mép sông bị sạt lở gây ảnh hưởng đến hàng chục hộ dân xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ. |
Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Kỳ Sơn , vết nứt xuất hiện từ 30/7, trải dài hơn 100 m dọc tỉnh lộ. Nhiều ngôi nhà sát bờ sông bị sụt lún. |
Vết nứt rộng khoảng 20 cm, chiều sâu hơn 40 cm. Hiện tượng này xuất hiện sau khi nước rút hôm 30/7. Trước đó, nước sông dâng cao sau khi thủy điện xả lũ. Cơ quan chức năng nhận định nguyên nhân sụt lún do nửa tháng qua, trời mưa ròng rã, nước trên đồi ngấm vào lòng đất gây ra hiện tượng lún. |
Vết nứt chủ yếu ở vùng ven sông. Sau sự cố, UBND huyện đã di dời khẩn cấp 8 hộ dân có nhà cửa bị ảnh hưởng do sụt lún. Gần một tuần nay, những ngôi nhà này bỏ hoang. Người và đồ đạc được chuyển đến khu nhà ở tạm cách xóm hơn 1 km. |
Nền đất lún khiến tường ngôi nhà của anh Nguyễn Sơn Hà nứt toác. Nằm trong số 8 gia đình phải di dời, anh Hà là hộ nghèo nhất. Thường ngày, đây là nơi sinh sống của người đàn ông nuôi 2 con tàn tật. |
Cách đó vài chục mét, căn nhà cấp 4 của anh Thủy cũng bị hư hỏng phần nền và tường bao. Người này cho biết chính quyền địa phương đã chuẩn bị phương án để anh và người thân chuyển đến nơi ở mới. |
Cùng ở xóm Máy Giấy nhưng căn nhà khang trang của anh Quách Văn Hải không ở mép sông mà nằm dưới chân đồi. Tuy vậy, anh Hải và 2 người thân vẫn phải di dời do các vết nứt xuất hiện trên đỉnh núi. |
"Hai vợ chồng tích góp, vay mượn hơn 200 triệu đồng để xây căn nhà 3 năm trước, ở chưa được bao lâu, nợ chưa trả hết đã phải di dời mà không biết bao giờ quay về", nam công nhân tâm sự. |
Ông Phạm Đình Đề, Trưởng xóm Máy Giấy, cho hay sự cố sụt lún còn có nguy cơ cuốn theo hơn 100 ngôi mộ trong nghĩa trang trên đồi. "Không chỉ di dời người sống mà còn cả những người đã khuất", người đàn ông xót xa và nói. Theo ông, 8 gia đình trong số hơn 110 hộ dân nơi đây sẽ được chuyển đến khu tái định cư. Nhiều năm có mưa lớn và lũ dâng nhưng đây là lần đầu tiên người dân phải rời khỏi nơi "chôn rau cắt rốn" do thiên tai. |
Nhiều đồ đạc bị bỏ lại sau đợt di dân. Vụ sạt lở đất đầu tháng 8 cũng khiến 9 hộ dân ở TP Hòa Bình (cách đây hơn 10 km) cũng bị sập nhà hoàn toàn, 10 hộ sập nửa nhà cùng 9 hộ có nhà bị rạn nứt, nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. |
Cảnh hoang tàn diễn ra tại những căn nhà trong xóm công nhân nhà máy giấy ven sông Đà thuộc xã Dân Hạ. |
Sạt lở nhà ở Hòa Bình: Bất chấp hiểm nguy rình rập, người dân vẫn cố vào nhà lấy tài sản
Nhiều gia đình tại Hòa Bình vẫn cố gắng di chuyển đồ đạc ra ngoài, bất chấp hiểm nguy rình rập. |
Thời sự 04:46 | 21/12/2018
Thời sự 04:59 | 05/11/2018
Pháp luật 09:22 | 22/10/2018
Pháp luật 03:56 | 22/10/2018
Pháp luật 02:43 | 22/10/2018
Pháp luật 00:43 | 13/10/2018
Pháp luật 00:20 | 16/09/2018
Pháp luật 10:47 | 15/09/2018