Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vẫn vướng vốn

Về vốn ngân sách nhà nước của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bố trí 2.186 tỉ đồng từ nguồn tăng thu trung ương năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh các thủ tục để giải ngân.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vẫn vướng vốn - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Di Linh).

Ngày 5/12, Bộ GTVT đã thông tin về dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức BOT.

Cụ thể, Bộ GTVT cho biết, tổng diện tích GPMB của Dự án khoảng 458 ha với 3.153 hộ dân bị ảnh hưởng.

Đến nay, địa phương đã hoàn thành và bàn giao mặt bằng đạt 98,95%. Còn lại một số vị trí cục bộ trên tuyến vẫn chưa được giải phóng mặt bằng.

Về di dời công trình, Bộ cho biết, dự án có 8 vị trí điện cao thế cần di dời, đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị điện lực để tiến hành thủ tục di dời. Điện trung, hạ thế có 84 vị trí, hiện đã cơ bản hoàn thành di dời.

Ngoài ra, doanh nghiệp dự án đã chuyển cho địa phương 1.445,3 tỉ đồng trên tổng chi phí được phê duyệt là 1.748,32 tỉ đồng, đạt 82,67%.

Bộ cũng cho biết, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công 21/24 gói thầu.

Các gói còn lại như an toàn giao thông, chiếu sáng, trạm thu phí đang tổ chức lập, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công.

Đối với các hạng mục có điều chỉnh giải pháp kĩ thuật như xử lí nền đất yếu, kết cấu áo đường, móng mố trụ cầu..., Cục Quản lí xây dựng & Chất lượng CTGT đã thẩm định và doanh nghiệp dự án đã phê duyệt 15/15 hồ sơ xử lý đất yếu điều chỉnh.

Hiện, doanh nghiệp dự án đang chỉ đạo tư vấn rà soát các hạng mục còn lại (ATGT, chiếu sáng...) để trình thẩm định theo qui định.

Về công tác thi công trên hiện trường, Bộ cho biết hiện dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã triển khai thi công 21/21 gói thầu xây lắp chính.

Giá trị khối lượng đã thực hiện chủ yếu là chuẩn bị mặt bằng công trường, làm đường công vụ, cầu tạm, đào bóc hữu cơ. xử lí nền đất yếu, đắp cát K95, đóng cọc, đổ bê tông mố trụ cầu, đúc dầm; đến nay sản lượng đạt khoảng 27%.

Đối với dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, Bộ GTVT cũng cho biết một số vướng mắc như vốn vay tín dụng chưa được giải ngân.

"Hiện các đơn vị (UBND tỉnh Tiền Giang, doanh nghiệp dự án, Tổ thẩm định chung của các ngân hàng tài trợ) đang thỏa thuận một số điều khoản để đưa vào hợp đồng tín dụng.

Về vốn ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bố trí 2.186 tỉ đồng từ nguồn tăng thu trung ương năm 2018 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh các thủ tục để giải ngân.

Về công tác GPMB, hiện một số vi phạm chưa được giải quyết dứt điểm, hệ thông công trình hạ tầng kĩ thuật, viễn thông, đường điện chưa được di dời hoàn toàn nên làm gián đoạn công tác tổ chức thi công.

Bộ này cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Tiền Giang và các bộ ngành có liên quan tháo gỡ các điều kiện vay vốn đã đưa ra, kịp thời bố trí nguồn vốn tín dụng và vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài 51,1 km; TMĐT ban đầu 14.678 tỉ đồng; TMĐT điểu chỉnh

9.668,53 tỉ đồng.

Hiện nay, dự án đang trình TMĐT điều chỉnh 12.320,980 tỉ đồng để thực hiện thông tuyến vào cuối năm 2020. Dự án tái khởi động ngày 7/2/2015.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.