Cập nhật bảng so sánh lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1 năm mới nhất tháng 4/2022

Khảo sát trong tháng 4 này tại hơn 30 ngân hàng trong nước, lãi suất cao nhất kỳ hạn 1 năm (12 tháng) duy trì ở mức 7,1%/năm và được áp dụng cho mọi khoản tiền gửi tại ngân hàng Techcombank cho khoản tiền gửi từ 999 tỷ trở lên.

Lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1 năm mới nhất

Bước sang tháng 4, đa số ngân hàng so với tháng trước tiếp tục giữ nguyên biểu lãi suất. Do đó, bảng so sánh lãi suất ngân hàng sau khi khảo sát tại hơn 30 ngân hàng trong nước ở kỳ hạn tiết kiệm 1 năm (12 tháng) vẫn dao động trong khoảng từ 4,7%/năm đến 7,1%/năm.

Trong đó, ngân hàng Techcombank duy trì vị trí cao nhất tại kỳ hạn 12 tháng với lãi suất đang được huy động ở mức là 7,1%/năm cho khoản tiền gửi từ 999 tỷ trở lên.

Ngân hàng MSB và SCB hiện cùng giữ lãi suất tiết kiệm cao thứ hai tại kỳ hạn 1 năm với mức áp dụng đồng thời là 7%/năm, cũng không đổi so với tháng trước. Trong đó, điều kiện áp dụng mức lãi suất trên của ngân hàng MSB là khoản tiền gửi phải từ 200 tỷ đồng trở lên. Còn SCB không quy định mức tiền gửi cụ thể.

Ngoài ra, có thể kể đến một số ngân hàng hiện nay đang áp dụng lãi suất kỳ hạn 1 năm ở mức tương đối cạnh tranh như: HDBank (cho số tiền gửi từ 300 tỷ trở lên) và MBBank (cho số tiền gửi từ 200 tỷ - dưới 300 tỷ) có chung mức lãi suất tiền gửi là 6,8%/năm; OceanBank là 6,55%/năm; Kienlongbank, Bắc Á, VietBank, Việt Á cùng niêm yết ở mức lãi suất là 6,5%/năm.

Nguồn: istockphoto

Đặc biệt khi xét tại nhóm 4 “ông lớn" ngân hàng có vốn nhà nước bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank trong tháng 4 này, lãi suất tiếp tục được giữ nguyên các mức triển khai như tháng trước. Theo đó, lãi suất ngân hàng huy động tại Vietinbank là 5,6%/năm; BIDV, Vietcombank, Agribank là 5,5%/năm.

Techcombank cũng là ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi thấp nhất tại kỳ hạn 1 năm với mức ấn định không đổi là 4,7%/năm, khi khách hàng gửi tiền dưới 999 tỷ đồng.

Bảng so sánh lãi suất ngân hàng kỳ hạn 1 năm mới nhất tháng 4/2022

STT

Ngân hàng

Số tiền gửi

Lãi suất

1

Techcombank

Từ 999 tỷ trở lên

7,10%

2

MSB

Từ 200 tỷ trở lên

7,00%

3

SCB

-

7,00%

4

HDBank

Từ 300 tỷ trở lên

6,80%

5

MBBank

Từ 200 tỷ - dưới 300 tỷ

6,80%

6

OceanBank

-

6,55%

7

Kienlongbank

-

6,50%

8

Ngân hàng Bắc Á

-

6,50%

9

VietBank

-

6,50%

10

Ngân hàng Việt Á

-

6,50%

11

VPBank

Từ 50 tỷ trở lên

6,40%

12

Ngân hàng Bản Việt

-

6,40%

13

SeABank

Từ 10 tỷ trở lên

6,35%

14

SeABank

Từ 5 tỷ - dưới 10 tỷ

6,30%

15

SeABank

Từ 1 tỷ - dưới 5 tỷ

6,25%

16

VIB

Từ 1000 tỷ trở lên

6,20%

17

VPBank

Từ 10 tỷ - dưới 50 tỷ

6,20%

18

SeABank

Từ 500 trđ - dưới 1 tỷ

6,20%

19

PVcomBank

-

6,20%

20

Ngân hàng Quốc dân (NCB)

-

6,15%

21

SeABank

Từ 100 trđ - dưới 500 trđ

6,15%

22

VPBank

Từ 3 tỷ - dưới 10 tỷ

6,10%

23

Ngân hàng Đông Á

-

6,10%

24

SeABank

Dưới 100 trđ

6,10%

25

VPBank

Từ 300 trđ - dưới 3 tỷ

6,00%

26

Ngân hàng OCB

-

5,90%

27

Saigonbank

-

5,90%

28

ACB

Từ 5 tỷ trở lên

5,80%

29

Sacombank

-

5,80%

30

SHB

Từ 2 tỷ trở lên

5,80%

31

ACB

Từ 1 tỷ - dưới 5 tỷ

5,75%

32

ACB

Từ 500 trđ - dưới 1 tỷ

5,70%

33

Eximbank

-

5,70%

34

SHB

Dưới 2 tỷ

5,70%

35

ABBank

-

5,70%

36

HDBank

Dưới 300 tỷ

5,65%

37

ACB

Từ 200 trđ - dưới 500 trđ

5,65%

38

VietinBank

-

5,60%

39

ACB

Từ 20 triệu - dưới 200 trđ

5,60%

40

VPBank

Dưới 300 trđ

5,60%

41

MSB

Dưới 200 tỷ

5,60%

42

Agribank

-

5,50%

43

Vietcombank

-

5,50%

44

BIDV

-

5,50%

 

LienVietPostBank

-

5,50%

 

Techcombank

Dưới 999 tỷ

4,70%

Nguồn: Nhã Lam tổng hợp.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.