Ghi nhận trong tháng 4 cho thấy, trong 30 ngân hàng thương mại được khảo sát, một số ít ngân hàng đã có động thái điều chỉnh nhẹ lãi suất so với tháng trước. Song, mức lãi suất cao nhất được triển khai tại các ngân hàng vẫn không đổi, dao động trong khoảng 5,5 - 7,1%/năm.
Hiện tại, với mức lãi suất huy động là 7,1%/năm, Techcombank tiếp tục là cái tên đứng đầu trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng tháng này. Đây cũng là ngân hàng duy nhất ghi nhận mức lãi suất trên 7%/năm. Để được hưởng mức này, khách hàng cần phải đáp ứng điều kiện gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 12 tháng với khoản tiền từ 999 tỷ đồng trở lên.
Theo sau Techcombank là hai ngân hàng MSB và SCB với mức lãi suất cao nhất cùng là 7%/năm. Yêu cầu để được hưởng mức lãi suất này như sau: sở hữu khoản tiền gửi từ 200 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng và 13 tháng (đối với MSB); và gửi tiền trong kỳ hạn 12 - 36 tháng không phân biệt số tiền (đối với SCB).
Ngân hàng LienVietPostBank hiện đang xếp ở vị trí thứ ba với lãi suất tiết kiệm là 6,99%/năm. Đối với mức lãi suất này, LienVietPostBank chỉ huy động cho khách hàng sở hữu khoản tiền gửi có kỳ hạn 13 tháng và 60 tháng, trong đó giá trị tiền gửi ở kỳ hạn 13 tháng phải từ 300 tỷ trở lên.
Trong tháng này, mức lãi suất cao nhất tại ba ngân hàng gồm MBBank, VietBank và Ngân hàng Việt Á tiếp tục là 6,9%/năm. Tuy có chung mức nhưng mỗi ngân hàng lại có các điều kiện áp dụng khác nhau. Trong đó, MBBank đưa ra quy định là dành cho kỳ hạn 24 tháng, tiền gửi từ 200 đến dưới 300 tỷ; VietBank và Ngân hàng Việt Á yêu cầu tiền gửi có kỳ hạn 15 - 36 tháng.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng khác cũng đang có lãi suất tiền gửi tương đối cao kèm theo điều kiện về số tiền và kỳ hạn cụ thể, có thể kể đến như: HDBank (6,85%/năm), Ngân hàng Bắc Á và Ngân hàng Bản Việt (6,8%/năm), Kienlongbank (6,75%/năm), PVcomBank (6,65%/năm),...
So sánh với tháng trước, có thể thấy, phần lớn trong 30 ngân hàng khảo sát đều có không có biến động về mức lãi suất cao nhất trong tháng 4 này. Duy chỉ có một vài ngân hàng điều chỉnh nhẹ, gồm: Ngân hàng Bản Việt (tăng 0,1 điểm%), Ngân hàng Đông Á (giảm 0,1 điểm %) và Ngân hàng OCB (tăng 0,2 điểm %).
Xét đến 4 “ông lớn” ngân hàng có vốn nhà nước, bao gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV, lãi suất cao nhất trong tháng này vẫn được giữ nguyên. Theo ghi nhận, VietinBank tiếp tục có mức lãi suất ngân hàng cao nhất là 5,6%/năm, ba ngân hàng còn lại cùng duy trì mức cao nhất là 5,5%/năm.
STT |
Ngân hàng |
LS cao nhất |
Điều kiện |
1 |
Techcombank |
7,10% |
12 tháng, 999 tỷ trở lên |
2 |
MSB |
7,00% |
12 tháng, 13 tháng (200 tỷ trở lên) |
3 |
SCB |
7,00% |
12-36 tháng |
4 |
LienVietPostBank |
6,99% |
13 tháng (từ 300 tỷ trở lên) và 60 tháng |
5 |
MBBank |
6,90% |
24 tháng, từ 200 đến dưới 300 tỷ |
6 |
VietBank |
6,90% |
15 - 36 tháng |
7 |
Ngân hàng Việt Á |
6,90% |
15 - 36 tháng |
8 |
HDBank |
6,85% |
13 tháng, 300 tỷ trở lên |
9 |
Ngân hàng Bắc Á |
6,80% |
24, 36 tháng |
10 |
Ngân hàng Bản Việt |
6,80% |
24 - 60 tháng |
11 |
Kienlongbank |
6,75% |
18, 24,36 tháng |
12 |
PVcomBank |
6,65% |
36 tháng |
13 |
SeABank |
6,63% |
36 tháng, Từ 10 tỷ trở lên |
14 |
OceanBank |
6,60% |
18, 24, 36 tháng |
15 |
Ngân hàng Quốc dân (NCB) |
6,40% |
18 - 60 tháng |
16 |
Ngân hàng Đông Á |
6,40% |
13 tháng |
17 |
ABBank |
6,40% |
48 và 60 tháng |
18 |
Ngân hàng OCB |
6,35% |
36 tháng |
19 |
Sacombank |
6,30% |
36 tháng |
20 |
Saigonbank |
6,30% |
13 - 36 tháng |
21 |
VIB |
6,20% |
12 tháng và 13 tháng |
22 |
SHB |
6,20% |
24 tháng trở lên, từ 2 tỷ đến 500 tỷ |
23 |
VPBank |
6,10% |
13 - 36 tháng, từ 50 tỷ trở lên |
24 |
TPBank |
6,00% |
18, 36 tháng |
25 |
Eximbank |
6,00% |
15 - 60 tháng |
26 |
ACB |
5,80% |
12 tháng, từ 5 tỷ trở lên |
27 |
VietinBank |
5,60% |
Từ 12 tháng trở lên |
28 |
Agribank |
5,50% |
12 tháng đến 24 tháng |
29 |
Vietcombank |
5,50% |
12 tháng |
30 |
BIDV |
5,50% |
12 - 36 tháng |
Nguồn: Thảo Vy tổng hợp.