Đến 6h sáng 19/4, không có ca mắc mới Covid-19. Như vậy đã 3 ngày, Việt Nam không có thêm ca nhiễm mới nào.
Tổng số ca nhiễm ở nước ta hiện vẫn là 268 trường hợp, trong đó: 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
201/268 bệnh nhân đã được điều trị khỏi/xuất viện, chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Hiện 67 bệnh nhân mắc Covid-19 còn lại đang điều trị tại 11 cơ sở y tế trên cả nước, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có số lượng bệnh nhân điều trị đông nhất với 43 bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
Đặc biệt trong đó: Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 14 ca; Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 6 ca.
Tình hình sức khoẻ của các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bênh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh hiện đều tiến triển tốt lên, qua nguy kịch. Các y bác sĩ đang tiếp tục nỗ lực để điều trị, chăm sóc các bệnh nhân này.
Đến giờ phút này, tất cả các bệnh nhân Covid-19 nặng ở nước ta đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Chính vì thế các ca bệnh nặng đều được điều trị thành công.
Đó là nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp tập hợp đội ngũ chuyên gia đầu ngành và các bệnh viện xích lại gần nhau hơn, gần tới mức gần như không có khoảng cách giữa trong Nam, ngoài Bắc, giữa tuyến trên, tuyến dưới.
Người bệnh điều trị tại tuyến dưới cũng được hưởng chăm sóc sức khoẻ như tuyến trên bởi khi cần thiết, các chuyên gia đầu ngành sẵn sàng cùng hội chẩn phương án điều trị cho bệnh nhân bằng hình thức trực tuyến từ xa.
Số người cách li: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách li): 62.998, trong đó: Cách li tập trung tại bệnh viện: 279; Cách li tập trung tại cơ sở khác: 11.338; Cách li tại nhà, nơi lưu trú: 51.381.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vắc xin thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch được.
"Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển. Trong mục tiêu kép đó, vẫn phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là phải kiểm soát được dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, để chết nhiều người. Một nước đang phát triển như Việt Nam mà nhiều người lây nhiễm như các nước phương tây thì chắc chắn tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Phó thủ tướng chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội.
Đến chiều ngày 18/4, nhiều địa phương đã thông báo kế hoạch cho học sinh quay trở lại trường học, trong đó học sinh lớp 9, lớp 12 đi học trước, sau đó mới đến các cấp học khác.
Các chuyên gia Hàn Quốc sẽ được kiểm tra y tế chặt chẽ, mặc đồ bảo hộ chống dịch và di chuyển bằng xe chuyên dụng đã khử khuẩn từ Sân bay Vân Đồn về 2 khách sạn tại Bắc Ninh.
Chiều 18/4, bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng xác nhận, 55 người là hành khách trên chuyến bay từ Ý về TP Đà Nẵng đã có kết quả xét nghiệm âm tính virus SARS-CoV-2.
Các hàng quán ăn uống và khách sạn ở thành phố Đà Lạt đã được cho phép mở cửa trở lại, kèm theo những qui định bắt buộc để phòng tránh lây lan dịch bệnh Covid-19.
Sáng hôm qua, Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) đã công bố ứng dụng di động Bluezone, dùng công nghệ định vị Bluetooth nhằm truy dấu các trường hợp F1, F2 khi xuất hiện các ca dương tính với SARS-CoV-2.
Thị trường 00:14 | 21/09/2021
Kinh doanh 23:48 | 23/07/2021
Kinh doanh 20:07 | 18/07/2021
Kinh doanh 18:43 | 18/07/2021
Quy hoạch 22:32 | 18/05/2021
Đấu giá - Đấu thầu 20:31 | 18/05/2021
Kinh doanh 15:26 | 18/05/2021
Kinh doanh 15:13 | 18/05/2021