CEO Trần Thanh Hải: Tôi có duyên với những ngành mà luật chưa hoàn thiện

CEO Be Group Trần Thanh Hải chia sẻ ông có duyên làm những ngành luật chưa hoàn thiện, giống như ngày xưa làm game online cũng chưa có khung pháp lí rõ ràng, và hiện làm về gọi xe công nghệ cũng vậy. Và ông khẳng định chính nhân sự và thái độ của nhân sự là yếu tố quyết định thành công cho công ty khởi nghiệp.

Cuối năm 2018, ứng dụng Be thuộc Be Group gia nhập thị trường gọi xe công nghệ. Thời điểm đó, Be là "tay chơi" mới, được kì vọng sẽ "kèn cựa" với 2 tên tuổi có chỗ đứng, là Grab và Go-Viet.

Sau 9 tháng vận hành, chia sẻ tại sự kiện gần đây, CEO Be Trần Thanh Hải vẫn khẳng định sự khác biệt của Be là không "đốt tiền" cho khuyến mãi, mà tập trung xây dựng chất lượng dịch vụ và chính sách phúc lợi, nhằm tạo sự gắn bó với tài xế. Ông Hải khẳng định mô hình kinh tế chia sẻ đang có nhiều biến tướng. Trong tương lai, người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho những cuốc xe "siêu rẻ" khi các ứng dụng gọi xe đang trong cuộc chiến "đốt tiền" để giành khách hàng.

CEO Trần Thanh Hải: "Tôi có duyên làm những ngành luật chưa hoàn thiện"

Là một trong những người điều hành doanh nghiệp có mặt tại Diễn đàn CEO 2019 vừa diễn ra tại TP HCM, ông Trần Thanh Hải đã tiết lộ nhiều thông tin về việc liều lĩnh nhảy vào khởi nghiệp ở lĩnh vực gọi xe công nghệ. 

be-group-ceo-1_wmux

CEO Be Group Trần Thanh Hải khẳng định mô hình kinh tế chia sẻ đang bị biến tướng, khi nghĩa vụ với người lao động không được đảm bảo. (Ảnh: Be).

 "Liều lĩnh", theo giải thích của ông Hải là vì việc phát triển các ứng dụng gọi xe công nghệ vốn không còn mới với nền kinh tế chia sẻ tại Việt Nam. Thậm chí thời điểm đó, trên thị trường đang có gần chục tay chơi, và hầu hết thị phần đều rơi vào tay một vài tên tuổi có thế mạnh về vốn.

"Khi làm Be, chúng tôi bắt nguồn từ câu chuyện phát triển bền vững. Chúng tôi nhìn thấy các mô hình kinh tế chia sẻ hiện nay đã bị biến tướng. Nó không còn là nền kinh tế chia sẻ. Nó làm cho việc hưởng lương, bảo hiểm xã hội đều không có. Chúng tôi đặt ra bài toán làm sao phải giải quyết được hết các vấn đề này", ông Trần Thanh Hải nói.

Vì vậy, theo ông Hải, ứng dụng gọi xe Be do ông sáng lập sẽ lấy giá trị cốt lõi là tài xế, để mô hình kinh tế chia sẻ không bị "biến tướng", không gây thiệt thòi cho tài xế cũng chính là người lao động.

Thực tế, điều này đã được CEO Trần Thanh Hải khẳng định từ khi ứng dụng ra mắt trên thị trường. Theo ông, tài xế là nguồn cung dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển một ứng dụng gọi xe công nghệ.

"Hiện ai thành công là người cung cấp chính sách tốt nhất cho tài xế, nhắm tới nghề tài xế chuyên nghiệp. Chúng tôi đào tạo cách hành xử, chất lượng cho tài xế. Thà có 1.000 chất lượng cao, còn hơn là 100.000 tài xế mà chăm sóc họ không đâu vào đâu", ông Hải khẳng định tại sự kiện ra mắt Be hồi cuối năm ngoái.

xe_om-crop

Ông Hải cho rằng công ty nào có chính sách tốt với tài xế thì sẽ thành công. (Ảnh: Phúc Minh).

Người điều hành Be Group cho rằng khó khăn nhất với doanh nghiệp hiện nay là khung pháp lí vẫn chưa rõ ràng, và doanh nghiệp vẫn phải vừa hoạt động, vừa ghi nhận những khó khăn để góp phần thúc đẩy sự hoàn thiện về chính sách.

"Tôi có duyên làm những ngành luật chưa hoàn thiện, giống như ngày xưa làm game online thì cũng chưa có khung pháp lí rõ ràng, và hiện làm về gọi xe công nghệ cũng vậy", CEO Trần Thanh Hải cho biết. 

Trước khi khởi nghiệp với Be Group, ông Hải từng là đồng sáng lập của Công ty CP VNG (trước đây là Vinagame) chuyên về mảng game online.

Trong tương lai, người dùng sẽ phải trả giá cho những chuyến đi siêu rẻ hiện nay

Không chỉ cho rằng mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam đang bị biến tướng, CEO Be Group còn khẳng định trong tương lai, người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho những chuyến đi "siêu rẻ" hiện nay. 

"Thực tế, xe công nghệ không rẻ lắm đâu. Người tiêu dùng đang sử dụng các dịch vụ này, nhưng tương lai họ sẽ phải trả giá cho mức giá rẻ", ông Hải khẳng định tại Diễn đàn CEO 2019.

dscf9347-1569611470631515984657-crop-15696114984851812988984

Ông Hải khẳng định tương lai, người tiêu dùng sẽ phải trả giá cho những chuyến xe siêu rẻ hiện nay. (Ảnh: Be)

CEO Be Group cũng từng nói nhiều về quan điểm trên. Theo ông, mỗi chuyến xe cần được định giá đúng, trong đó bao gồm phí bảo hiểm, phí phúc lợi cho tài xế. Chính các bên tham gia, tức công ty, khách hàng và tài xế, đều phải có trách nhiệm trước các vấn đề này.

Vì vậy, điểm khác biệt của Be so với nhiều ứng dụng khác là không áp dụng những chương trình khuyến mãi khủng dành cho khách hàng. Ông Hải cho hay Be không tham gia vào cuộc chơi "đốt tiền", mà tập trung xây dựng chất lượng dịch vụ và sự gắn bó của tài xế.

Tài xế được đóng bảo hiểm, ưu đãi về chiết khấu, hỗ trợ về thâm niên công tác… giúp họ hoạt động chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài.

"Đến nay, Be vẫn đi đúng với định hướng ban đầu kể từ khi ra mắt. Số tiền doanh nghiệp bỏ ra để phát triển ứng vẫn thấp hơn lỗ kế hoạch", ông Hải khẳng định với báo chí trong một sự kiện gần đây.

CEO này tính tính sau hơn 9 tháng có mặt trên thị trường, Be đã được 4,5 triệu thiết bị di động tải xuống cùng với 50.000 tài xế. Trung bình mỗi ngày có khoảng 350.000 chuyến xe được yêu cầu và hãng đã hoàn thành gần 30 triệu chuyến xe cho 2 dịch vụ BeBike và BeCar.

img6754-15622070464831824307550-15650142633041195112350

Be đang có 50.000 tài xế, trung bình mỗi ngày có khoảng 350.000 chuyến xe được yêu cầu. (Ảnh: Phúc Minh).

Không chịu thua các ứng dụng gọi xe công nghệ đang có mặt trên thị trường, Be cũng đã nhảy vào lĩnh vực tài chính như thanh toán, chương trình đổi điểm thưởng… và mới đây là dịch vụ giao hàng. Cuối năm nay, Be tiếp tục ra mắt dịch vụ giao nhận thức ăn.

CEO Be Group: Rất nhiều người giỏi làm cho Be, ai cũng có sân riêng

Chia sẻ thêm về cách vận hành doanh nghiệp, CEO Be Group Trần Thanh Hải khẳng định chính nhân sự và thái độ của nhân sự là yếu tố quyết định thành công cho một công ty khởi nghiệp. Ông không ngại thừa nhận, tại Be Group, ông đang có sự hỗ trợ của nhiều nhân tài trong lĩnh vực công  nghệ.

dscf9369-15696114706331820405518

Ông Hải khẳng định tại Be ông luôn tạo điều kiện cho nhân viên phát triển tốt nhất trong lĩnh vực của họ. (Ảnh: Be).

"Trong thời gian ngắn có nhiều người rất giỏi làm cho Be, gần như tất cả các bạn có sân riêng. Tôi như culi của họ, làm sao để họ được phát triển tốt nhất, phân quyền, phân nhóm họ. Đó là một trong những lí do Be phát triển như một đầu máy và ngày càng đi tới", CEO Trần Thanh Hải khẳng định.

Ông cho rằng, ở vị trí một người lãnh đạo, điều hành, CEO chỉ nên hỗ trợ nhân tài phát huy tối đa khả năng hoặc nếu như có vấn đề phát sinh giữa các nhân sự thì có trách nhiệm điều hòa các mối quan hệ. 

"Tại Be, 1 tháng chúng tôi ngồi với nhau ít nhất 1 tiếng, để biết thêm tâm tư. Nếu một nhân sự được thỏa mãn mọi thứ, có những thứ với họ quan trọng hơn cả tiền, thì chẳng có lí do gì họ bỏ doanh nghiệp đi. Họ sẽ ở lại vì được sống và làm việc trong môi trường tốt nhất, hạnh phúc nhất", ông Hải chia sẻ.

Về vấn đề giữ chân nhân tài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, CEO Be Group cho hay ông luôn tạo điều kiện đào tạo họ trở thành người mạnh nhất trong lĩnh vực.

"Đến một lúc nào đó, không phải là tiền, mà người ta cũng muốn thử sức thì tôi vẫn khuyến khích họ là đối tác trong hệ sinh thái của Be, tức khởi nghiệp trong doanh nghiệp thì vẫn tốt hơn so với chúng tôi", CEO Be Trần Thanh Hải tiết lộ.