Chia sẻ 'gai góc' cuối cùng của thầy Văn Như Cương trên facebook trước khi mất ở tuổi 80

Thầy Văn Như Cương đã có những dòng chia sẻ cuối cùng đầy 'gai góc' trên facebook vào ngày 24/9/2017.

Ngày 24/9/2017, PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng trường THPT dân lập Lương Thế Vinh) đã đăng tải dòng trạng thái với tiêu đề “Xếp hàng chờ chết” trên facebook Cương Như Văn (facebook chính thức của thầy, đã nhận được hàng nghìn lượt chia sẻ và thích.

Dòng trạng thái như sau: “Đúng là có hơn 500 tử tù đang xếp hàng chờ đến lượt chết, vì theo luật định từ ngày 1/7/2011 tử tù được chết bằng cách tiêm thuốc độc. Kiểu chết đó làm cho tử tù “sướng” ở chỗ không bị đau đớn và thân thể giữ được nguyên vẹn.

Chỉ có hơi phiền phức là ta chưa sản xuất được loại thuốc độc đó, nhập ngoại thì tốn đến 300 triệu đồng cho một lần… chết. Thêm vào đó EURO lại đang muốn Việt Nam ta không có án tử hình nên họ cũng khá dè dặt khi bán thuốc, trong lúc mỗi năm số án tử hình ở nước ta tăng khoảng 80 đến 100 vụ.

Hiện nay ta đang nghiên cứu sản xuất loại thuốc đó nhưng chưa thành công. Đáng sợ nhất là sẽ có kẻ tìm cách nhập lậu thuốc độc giả về bán chui...”.

chia se gai goc cuoi cung cua thay van nhu cuong tren facebook truoc khi mat o tuoi 80
Thầy Cương luôn là người sống giản dị

Và từ đó tới nay, đã nửa tháng trôi qua, cộng đồng mạng, nhiều người vẫn vào facebook của PGS đề chờ một chính kiến mới, một cái nhìn gai góc trước một thế sự mới. Nhưng không ai thấy thầy đăng tải thêm thông tin gì mới. Dù trước đó, cứ cách vài ba ngày, thậm chí có ngày thầy đăng tải một hoặc hai dòng trạng thái mới; điều đó khiến nhiều người an tâm vì thầy vẫn khỏe, vẫn làm việc và vẫn hàng ngày dõi theo các tin tức chính trị, xã hội trong và ngoài nước.

Nhưng hôm nay, vẫn những dòng trạng thái cũ mà thầy đã đăng tải, người ta không còn thấy những bình luận đồng tình hay phản biện lại ý kiến của thầy mà chỉ những là những lời chia buồn cùng gia quyến, những dòng tiếc thương vô hạn đối với một người thầy đáng kính đã mãi mãi ra đi. Nhiều người vẫn nhủ rằng, thầy còn “nợ” rất nhiều người những dòng chia sẻ thẳng thắn như thế.

Cũng giống như một phóng viên đã chia sẻ về “lời hứa” cuối cùng của thầy: “Em nợ thầy Văn Như Cương một lời chia sẻ, xin lỗi vì em gần như là người cuối cùng phỏng vấn thầy với những câu hỏi mà có người bảo tôi là cố xoáy sâu vào ồn ào của trường Lương Thế Vinh, của gia đình thầy sau chia sẻ của phụ huynh và khiến thầy tâm trạng không vui vẻ những ngày cuối đời.

Nhưng thầy Cương ơi, thầy còn nợ em một buổi trao đổi thẳng thắn tại trường về tất cả các vấn đề sau khi thầy khỏe...

Thầy đã hứa trong cuộc phỏng vấn đó mà thầy lại ra đi mãi mãi và không bao giờ thực hiện nó”.

Hay như trước đó, nhân sự kiện liên quan đến một vị quan chức bị kỉ luật, hơn 3 nghìn người đã bấm vào nút “thích” trước chia sẻ của thầy để trả lời câu hỏi:

“Tại sao ai cũng thích làm tiến sỹ?”.

Thầy Văn Như Cương viết: “Ngày xưa, nhiều người học cao đều phải dấu nhẹm cái bằng cấp nguy hiểm của mình. Mấy ông anh họ tôi học lớp đệ tam đệ tứ gì đấy (cấp trung học phổ thông bây giờ) biết nói tiếng Pháp nhưng không bao giờ nói ra. Có bằng cấp cao càng bị nghi ngờ...

... Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, chủ nghĩa lí lịch được nhanh chóng thay bằng “Chủ nghĩa bằng cấp”.

Bây giờ khi tuyển chọn cán bộ, ai có bằng cấp cao hơn thì dễ thắng điểm hơn. Bởi thế mà người ta đua nhau kiếm cho được cái bằng , ít nhất là từ Tiến sỹ trở lên. Trong xã hội ta hiện nay, có nhiều cách để kiếm bằng: Học thật để có bằng thật, học giả và tiền thật để được cái bằng vớ vẩn, không học nhưng chi tiền thật để có cái bằng giả …"

Và có lẽ, sẽ có rất nhiều người đang lần giờ lại những chia sẻ của thầy trên trang cá nhân để đọc, để ngẫm và để cùng cảm nhận…

chia se gai goc cuoi cung cua thay van nhu cuong tren facebook truoc khi mat o tuoi 80 Thầy Văn Như Cương trong kí ức học trò: 'Thầy còn khỏe, cõng tụi con trai vòng vòng bể, vui và tình cảm lắm'

Trong kí ức của các thế hệ học trò, thầy Văn Như Cương là ‘bức tượng đài’ về ý chí, tình người mà các em ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.