#Metoo: Khi nạn nhân bị quấy rối tình dục phá vỡ sự im lặng | |
#Metoo Hàn Quốc: Ngọn lửa đang lụi tắt hay cơn sóng to chưa ập đến? |
(Ảnh: lhstorch) |
Eichenberg, 18 tuổi, học sinh lớp 12 tại trường trung học Lexington ở Lexington, Mass, đồng thời là chủ tịch Câu lạc bộ nữ sinh của trường cho biết: “Đó là điều mà các nữ sinh trung học buộc phải đối mặt. Rất nhiều nhóm bạn nữ có một danh sách, hoặc biết rõ về các bạn nam đã từng đối xử với tồi tệ với các bạn nữ, và chắc chắn rằng bạn bè của họ tránh xa những người đó.
(Ảnh: thoughtcatalog) |
Mặc dù phong trào #MeToo chủ yếu tập trung vào những kẻ phạm tội trưởng thành, nhưng những nạn nhân là trẻ em và thanh thiếu niên bị quấy rối tình dục, bắt nạt và lạm dụng cũng có thể khiến họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài. Các chuyên gia cho rằng văn hóa đồng thuận ngày nay chiếm ưu thế ở tuổi trưởng thành bởi vì những hành vi này không được giải quyết trong thời thơ ấu - một thời điểm quan trọng khi trẻ còn đang khám phá bản thân và xã hội.
Nghiên cứu cho thấy 43% học sinh trung học bị quấy rối tình dục từ các bạn đồng trang lứa, và một phần ba thanh thiếu niên cho rằng họ đã bị lạm dụng từ các mối quan hệ. Tỷ lệ đó có thể còn cao hơn ở trẻ em khuyết tật và những người thuộc nhóm LGBTQ.
Jett Bachman, một nhà giáo dục trẻ tuổi tại tổ chức phi lợi nhuận Day One cho biết, thay vì chờ đợi để có “cuộc nói chuyện” mà người lớn nghĩ rằng đó là độ tuổi thích hợp thì giáo dục nên bắt đầu ở độ tuổi sớm nhất có thể và duy trì bài học đó liên tục xuyên suốt thời thơ ấu cho đến tuổi vị thành niên, đồng thời nên làm việc với thanh niên để thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh và chấm dứt tình trạng lạm dụng.
Những bài học này có thể bắt đầu ở mức độ giảng dạy cơ bản nhất như dạy các em cách vạch ranh giới rõ ràng với người khác. Ví dụ, thay vì ép trẻ em đến ôm họ hàng hay những người mà các bé không biết, người lớn có thể đề nghị các lựa chọn thay thế như đập tay hay vẫy tay. Điều này mang lại cho trẻ khả năng quyết định về thời gian và cách thức mà các bé muốn tương tác với người khác.
(Ảnh: gaia.adage) |
Tại trường Lexington, Eichenberg và các bạn cùng lớp đang làm việc với ban giám hiệu nhà trường để cập nhật các chương trình giảng dạy cho các lớp học sức khỏe để chương trình sẽ phong phú hơn về chủ đề: sự đồng ý và việc quấy rối tình dục. Các bài học mới bao gồm cách đánh giá sự đồng ý dựa trên những hình thức biểu đạt phi ngôn ngữ và cách cứu chính mình khi đang ở trong một tình huống không thoải mái, cần tìm một lối thoát an toàn.
“Mọi người luôn nói rằng học sinh ở trường trung học, trung học cơ sở hoặc tiểu học quá trẻ để học về tình dục hoặc bất kỳ loại tương tác tình dục nào, nhưng thực sự điều đó vẫn đang diễn ra”, Eichenberg nói. Nỗ lực của Eichenberg và các bạn cùng lớp chỉ là một phần của phong trào MeTooK12 ngày càng được nhân rộng, để nâng cao nhận thức về bạo lực tình dục trong giới trẻ.
Theo bà Elizabeth Jeglic, nhà tâm lý học chuyên về phòng chống bạo lực tình dục, hành vi lạm dụng thường được mô hình hóa sau những gì trẻ em nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông, hay bắt chước người lớn. Quấy rối tình dục và bắt nạt có thể dẫn đến hành vi lạm dụng nếu nó không dừng lại sớm, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khi các em lớn lên.
Thách thức phát sinh một phần vì từ rất sớm, trẻ em được giáo dục để hành xử theo giới tính của chúng, các em gái thường được dạy là khiêm tốn và có thể cảm thấy hãnh diện khi được các chàng trai trêu chọc, còn con trai được dạy để kìm nén cảm xúc, theo đuổi người mình thích một cách mãnh liệt. Loại khuôn mẫu này có thể tác động gián tiếp đến các hành vi có vấn đề hơn như quấy rối tình dục và có hại cho trẻ em ở mọi lứa tuổi và giới tính. Nếu cha mẹ, giáo viên hoặc những người giám hộ khác nghi ngờ rằng con em mình vừa bị quấy rối tình dục, bị bắt nạt hoặc lạm dụng thì điều quan trọng là phải xác thực câu chuyện, lắng nghe những gì trẻ nói và giúp chúng hiểu những gì đã xảy ra.
(Ảnh: pbs.twimg) |
Theo Esther Warkov, giám đốc điều hành và đồng sáng lập tổ chức Stop Sexual Assault in Schools, tổ chức phi lợi nhuận đã bắt đầu chiến dịch MeTooK12 vào tháng 1, trường học nên đào tạo nhân viên để giải quyết một loạt các hành vi quấy rối tình dục. Để giúp ngăn chặn các trường hợp quấy rối trong tương lai, học sinh cần được tư vấn, hay gặp trực tiếp những nạn nhân của bạo lực tình dục hoặc được tham gia các hội thảo về phân biệt giới tính.
Mặc dù nó có thể bắt đầu từ một câu chuyện giới tính nhỏ hoặc trò chơi quyền lực giữa nam và nữ nhưng chắc chắn nó sẽ phát triển thành một thứ gì đó lớn hơn như quấy rối tình dục mà chúng ta thấy ngày nay trong nhiều ngành công nghiệp, vì vậy giáo dục cho lứa tuổi vị thành niên về ý nghĩa của #MeToo thực sự cần thiết.
(Ảnh: nytimes) |
Metoo (tôi cũng vậy) là chiến dịch của những nạn nhân bị xâm hại tình dục, dám đứng lên tố cáo hành động phi đạo đức này. Trào lưu này mạnh mẽ đến nỗi, nó phá vỡ mọi quy tắc, trở thành “nhân vật của năm” do tạp chí Times bình chọn. Đáng lẽ, vị trí này phải thuộc về một cá nhân hoặc một nhóm người có ảnh hưởng lớn với thế giới và truyền thông, theo cách tích cực hoặc tiêu cực. Trước đây, vì định kiến xã hội, ít người dám cất lên tiếng nói, đã khiến nạn nhân chấp nhận đứng trong bóng tối. Họ e dè vì họ không biết rằng ngoài kia vẫn còn hàng trăm người lâm vào tình trạng giống như mình. Giờ đây, #metoo xuất hiện và làm nên một cơn sóng mạnh mẽ, cổ vũ mọi nạn nhân đứng dậy đấu tranh. Vượt qua mảnh đất Hollywood hào nhoáng, #metoo bắt đầu lan rộng ra toàn thế giới. Băng qua biên giới, hàng ngàn nạn nhân khắp Canada, Pháp, Thụy Điển, hay thậm chí những đất nước khá khắt khe với vấn đề này như Ấn Độ và Hàn Quốc đều đồng loạt lên tiếng. |
Giải trí 18:10 | 10/06/2018
Giải trí 23:00 | 31/05/2018
Giải trí 09:50 | 26/05/2018
Giải trí 00:00 | 26/05/2018
Giải trí 23:13 | 21/05/2018
Giải trí 05:20 | 20/05/2018
Lối sống 03:18 | 18/05/2018
Giải trí 10:25 | 17/05/2018