Chiến lược đầu tư BĐS tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài đang thay đổi

Theo Savills, trước đây nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào sẽ ưu tiên phương án đầu tư chiếm quyền kiểm soát. Giờ đây, họ cởi mở hơn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, từ đầu tư tài chính, góp vốn, hợp tác kinh doanh... để khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam.

Ảnh minh hoạ: Hải Quân.

Savills dẫn báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện cao nhất của 2 tháng đầu năm trong 5 năm qua.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang được đánh giá cao về các yếu tố về chính sách thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Đối với việc kiểm soát các yếu tố vĩ mô như ngoại hối hay lãi suất, Chính phủ đã thành công khi duy trì ổn định tỷ giá và giảm lạm phát hiệu quả. Với mức lãi suất ổn định, việc vay vốn các dự án đầu tư trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, lãi suất thấp cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách kích thích mua sắm, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Chính phủ cũng đã thực hiện một số chính sách tài khóa như điều chỉnh giảm 2% thuế suất GTGT cho hầu hết các mặt hàng, gia hạn thời hạn nộp thuế, nộp tiền thuê đất, giảm tiền thuê đất trong năm 2023...

Đối với thị trường bất động sản, năm 2023, nhiều nghị định, nghị quyết đã được thông qua nhằm hỗ trợ thị trường. Đến nay các luật lớn là Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật đất đai đã được thông qua, kỳ vọng tăng tính ổn định cho thị trường, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án đầu tư.

Về phía các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư bất động sản vào Việt Nam, Savills cho rằng họ đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư.

Ông Nguyễn Trọng Toàn, Quản lý Bộ phận Đầu tư, Savills Hà Nội chia sẻ, trước đây chủ yếu nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính dồi dào sẽ ưu tiên phương án đầu tư chiếm quyền kiểm soát.

Giờ đây, họ cởi mở hơn với nhiều hình thức đầu tư khác nhau, từ đầu tư tài chính, góp vốn, tới việc hợp tác kinh doanh... để khai thác tối đa tiềm năng thị trường Việt Nam. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sau thời gian tìm hiểu thị trường cũng mở rộng phạm vi về địa điểm của dự án, đặc biệt trong việc nghiên cứu cơ hội đầu tư tại các khu vực ngoài các thành phố lớn.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.