Ngày 16/11/2018 Chính phủ ban hành Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng mới cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cụ thể:
Vùng I: 4.180.000 đồng/tháng;
Vùng II: 3.710.000 đồng/tháng;
Vùng III: 3.250.000 đồng/tháng;
Vùng IV: 2.920.000 đồng/tháng.
Thêm vào đó, một số địa phương thuộc các tỉnh, thành phố như Tiền Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Dương cũng có sự điều chỉnh khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới.
Chi tiết xem tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Ảnh minh họa. |
Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội yêu cầu doanh nghiệp phải tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động ít nhất 01 lần trong năm, với các nội dung như: Việc tuyển dụng lao động; Việc trả lương; Việc tham gia BHXH…
Nếu doanh nghiệp không tự kiểm tra thì đây là cơ sở để cơ quan thanh tra Nhà nước về lao động tiến hành thanh tra đột xuất hoặc đưa vào kế hoạch thanh tra năm sau.
Đồng thời, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không chấp hành việc tự kiểm tra thì đây cũng là tình tiết tăng nặng để quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự...
Đây là một trong những nội dung người lao động được quyền tham gia ý kiến để đảm bảo quyền dân chủ ở nơi làm việc quy định tại Nghị định 149/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Nghị định 149 nêu rõ quyền được tham gia ý kiến của người lao động đối với các nội dung như:
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể;
- Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ;
- Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính đã có Thông tư 99/2018/TT-BTC hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán Nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.
Theo Thông tư này, báo cáo tài chính tổng hợp phải được lập vào thời điểm 31/12 hàng năm. Báo cáo này phải được tổng hợp đầy đủ, bao gồm thông tin tài chính của tất cả đơn vị kế toán cấp dưới trực thuộc theo quy định.
Thông tin tài chính của các đơn vị kế toán cấp dưới phải có số liệu về tài sản thuần và thặng dư/thâm hụt (hoặc lợi nhuận sau thuế) của đơn vị trong năm.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Từ ngày 1/1/2019, các nguyên tắc khi ghi chép trên chứng từ kế toán thuế xuất, nhập khẩu và thu khác sẽ được áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư 112/2018/TT-BTC.
Theo đó, chữ viết trên chứng từ kế toán phải liên tục, không ngắt quãng, không được viết tắt, không được tẩy xóa; khi viết phải dùng bút bi hoặc bút mực; không dùng mực đỏ và bút chì.
Số tiền viết bằng chữ phải đúng với số tiền viết bằng số; chữ đầu tiên phải viết in hoa, những chữ còn lại không được viết in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn…
Thông tư 34/2018/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động tiêm chủng cũng là một trong những văn bản sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Theo hướng dẫn của Thông tư này, sau khi tiêm chủng, trẻ phải được theo dõi ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ tại nhà về tinh thần, ăn, ngủ và các biểu hiện về thở, phát ban, triệu chứng tại chỗ tiêm. Nếu có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho nhân viên y tế.
Đặc biệt, nếu trẻ có những biểu hiện sau phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế khác: Sốt cao trên 39 độ, co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác…
Cũng có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 là Thông tư số 30/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT.
Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo BHYT có: Thuốc gây tê, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ; thuốc giảm đau, hạ sốt; thuốc chống viêm không steroid; điều trị gút và các bệnh xương khớp; thuốc chống dị ứng…
Danh mục thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT có: Carbon 11 (C-11), coban 57 (Co-57), Cesium 137 (Cesi-137)…
Từ ngày 1/1/2019, chương trình hỗ trợ thuốc miễn phí cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho người bệnh sẽ chính thức được áp dụng theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư 31/2018/TT-BYT.
Chương trình này do các cơ sở kinh doanh dược thực hiện, áp dụng với người bệnh đang điều trị tại cơ sở khám, chữa bệnh trong một khoảng thời gian nhất định.
Người bệnh tham gia chương trình phải thuộc đối tượng áp dụng của chương trình hỗ trợ thuốc và được chẩn đoán xác định bệnh phù hợp với phạm vi chỉ định của chương trình hỗ trợ thuốc; phải được cung cấp thông tin, tư vấn đầy đủ và đồng ý, tự nguyện tham gia chương trình.
Một trong những nội dung nổi bật tại Thông tư 43/2018/TT-BCT của Bộ Công Thương là quy định về quy trình cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu.
Cụ thể:
- Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong 05 ngày làm việc;
- Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở trong 10 ngày làm việc, từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
- Tiến hành thẩm định thực tế tại cơ sở về tính pháp lý của hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở; thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở;
- Cấp Giấy chứng nhận trong vòng 05 ngày, từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Theo Quyết định 47/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, có 09 tỉnh, thành thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại cấp huyện và cấp xã, bao gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai.
Riêng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 100% đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã sẽ triển khai thí điểm; tại 07 tỉnh, thành phố còn lại, có tối đa 25% số đơn vị hành chính cấp huyện và 25% đơn vị hành chính cấp xã tham gia thí điểm.
Thời gian thực hiện thí điểm là 01 năm, bắt đầu từ ngày 10/07/2019.
Quyết định 47/2018/QĐ-TTg này có hiệu lực từ ngày 10/01/2019.
Từ 15/01/2019, giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc sẽ được áp dụng theo Thông tư 39/2018/TT-BYT của Bộ Y tế.
Theo đó, giá khám bệnh được quy định như sau:
- Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: 37.000 đồng/lượt (tăng 3.900 đồng);
- Bệnh viện hạng II: 33.000 đồng/lượt (tăng 3.400 đồng);
- Bệnh viện hạng III: 29.000 đồng/lượt (tăng 2.800 đồng);
- Bệnh viện hạng IV, Trạm y tế xã: 26.000 đồng/lượt (tăng 2.700 đồng).
Riêng giá hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chuyên gia/ca; chỉ áp dụng đối với trường hợp mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) là 200.000 đồng.
Thông tư 37/2018/TT-BYT quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT đã được Bộ Y tế ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.
Thông tư này cho thấy, giá tối đa của dịch vụ khám bệnh đã giảm so với trước đây. Cụ thể
- Bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng I: 37.000 đồng/lượt (giảm 2.000 đồng/lượt);
- Bệnh viện hạng II: 33.000 đồng/lượt (giảm 2.000 đồng/lượt);
- Bệnh viện hạng III: 29.000 đồng/lượt (giảm 2.000 đồng/lượt);
- Bệnh viện hạng IV và trạm y tế xã: 26.000 đồng/lượt (giảm 3.000 đồng/lượt).
Riêng giá khám sức khỏe toàn diện người lao động, lái xe, khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang) có mức giá tối đa là 145.000 đồng.
Đây là quy định mới đáng chú ý tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
Theo đó, bãi bỏ 2 điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới, cụ thể là yêu cầu về trình độ tiếng Anh và được tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới. Như vậy đăng kiểm viên xe cơ giới chỉ cần đáp ứng 04 điều kiện sau là được cấp Giấy chứng nhận:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí;
- Có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên;
- Có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới;
- Có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực.
Chi tiết xem tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/01/2019, thay thế Nghị định 63/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016.
Theo Nghị định này, mỗi dây chuyền kiểm định trong đơn vị đăng kiểm phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất 01 đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao. Đồng thời, trong đơn vị cũng cần phải có phụ trách dây chuyền kiểm định; mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa 02 dây chuyền.
Nghị định này cũng yêu cầu đơn vị đăng kiểm niêm yết công khai tại phòng chờ, xưởng kiểm định các nội dung về quy trình, nội dung kiểm định; biểu mức thu giá, phí, lệ phí, chu kỳ kiểm định và số điện thoại đường dây nóng của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Từ ngày 15/1/2019, Nghị định 162/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng không dân dụng sẽ chính thức có hiệu lực.
Một trong những quy định mới của Nghị định này là xử phạt từ 03 - 05 triệu đồng đối với người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên hàng không, hành khách hoặc người khác tại cảng hàng không, sân bay.
Mức phạt nêu trên cũng áp dụng với người có hành vi đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không, hành khách trên máy bay.
Đối với hành vi hành hung nhân viên hàng không, hành khách, người khác tại cảng hàng không, sân bay, mức phạt từ 07 - 10 triệu đồng.
Chính phủ ban hành Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Theo đó, bãi bỏ hàng loạt văn bản ( gồm 07 Nghị định, 10 Quyết định, 20 Thông tư và Thông tư liên tịch) về bảo vệ và phát triển rừng, đơn cử như:
- Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP Về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Nghị định 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
- Quyết định 178/2001/QĐ-TTg Về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;
- Thông tư 38/2007/TT-BNN Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn;
- Thông tư 05/2008/TT-BNN Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Chi tiết xem thêm Phụ lục đính kèm Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.
Ngày 29/11/2018 Chính phủ thông qua Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai, có hiệu lực áp dụng từ 1/1/2019.
Theo đó quy định:
- Miễn thuế, lệ phí nhập khẩu, xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tham gia hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam nhập khẩu, tái xuất khẩu phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa để phục vụ công tác cứu trợ khẩn cấp, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai.
- Trường hợp lượng hàng hóa để lại Việt Nam được sử dụng vào mục đích khác phải chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Đối với người được phép đến Việt Nam hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai: Được làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh ưu tiên tại các cửa khẩu; trường hợp ứng phó khẩn cấp, nếu chưa có thị thực thì được cấp thị thực tại cửa khẩu.
- Đối với phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa được phép nhập khẩu, tái xuất sau khi hoàn thành hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ thiên tai thì được ưu tiên làm thủ tục thông quan tại các cửa khẩu.
Thông tư 21/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ cao đẳng, trung cấp có hiệu lực từ ngày 15/01/2019.
Theo Thông tư này, người học chương trình chất lượng cao phải đáp ứng các điều kiện như:
- Có kết quả học tập bậc THCS, THPT từ trung bình khá trở lên;
- Có trình độ ngoại ngữ đầu vào tối thiểu đạt bậc 2/6 đối với các ngành, nghề ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài; từ bậc 1/6 đối với các ngành, nghề khác theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam;
- Tự nguyện tham gia học, cam kết đóng học phí theo quy định…
Từ ngày 15/01/2019, Nghị định 161/2018/NĐ-CP của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, cách thức thi tuyển, xét tuyển công chức sẽ được thay đổi như sau:
Việc thi tuyển công chức được diễn ra trong 02 vòng:
- Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy tính về kiến thức chung, ngoại ngữ và tin học;
- Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành với nội dung về kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Hình thức thi là phỏng vấn hoặc thi viết.
Việc xét tuyển công chức cũng diễn ra trong 02 vòng:
Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm tại Phiếu đăng ký dự tuyển;
- Vòng 2: Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực và trình độ chuyên môn.
Tại Thông tư 16/2018/TT-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với các nhà mạng trong việc thực hiện hợp đồng với khách hàng.
Theo đó, các nhà mạng có nghĩa vụ đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng và chỉ được chuyển giao thông tin cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của khách hàng, trừ các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các nhà mạng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng theo đúng chất lượng đã công bố; Không được từ chối giao kết hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với khách hàng, trừ một số trường hợp đặc biệt.
Trong trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông, nhà mạng phải thông báo cho khách hàng trước 30 ngày.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 21/1/2019.
Đây là nội dung được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định tại Thông tư 101/2018/TT-BTC, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019.
Cụ thể, vào những ngày lễ tết, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B bị suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên sẽ được hỗ trợ ăn thêm 200.000 đồng/người/ngày.
Đáng chú ý, thân nhân liệt sĩ (không quá 03 người) hoặc người thờ cúng liệt sĩ được hỗ trợ tiền tàu xe và tiền ăn khi đi thăm viếng mộ liệt sĩ mỗi năm một lần. Mức hỗ trợ tối đa không quá 2,4 triệu đồng/người.
Ngoài ra, còn có quy định về: An toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng; Quản lý điều trị người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV tại các cơ sở y tế; Vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh… cũng có hiệu lực từ tháng 1/2019.
Thông tư 21/2017/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt đã được điều chỉnh hiệu lực thành từ ngày 01/01/2019.
Đồng thời, ngày 15/08/2018, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Thông tư 20/2018/TT-BCT sửa đổi Phụ lục I “Danh mục sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của Quy chuẩn” kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN:01/2017/BCT tại Thông tư 21.
Theo đó, các sản phẩm có mã hàng 9619: “Băng (miếng) và nút bông vệ sinh (tampons), khăn và tã lót cho trẻ và các vật phẩm tương tự, bằng mọi vật liệu” không còn là sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của quy chuẩn nữa.
Mức giới hạn hàm lượng formaldehyt trong sản phẩm dệt may không có sự thay đổi.
Ngày 15/11/2018, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 44/2018/TT-BCT quy định về tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên từ Lào và Campuchia; theo đó:
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh tạm nhập từ Lào và Campuchia để tái xuất sang nước thứ ba đối với gỗ tròn, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên thuộc nhóm HS 44.03 và 44.07 theo Danh mục hàng hóa XNK ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017.
Ngày 14/11/2018, Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam được ban hành.
Theo đó, khung giá các dịch vụ kể trên có sự điều chỉnh giảm so với khung giá được quy định hiện nay tại Quyết định 3863/QĐ-BGTVT và Quyết định 3946/QĐ-BGTVT năm 2016.
Đây là nội dung nổi bật tại Thông tư 45/2018/TT-BCT quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh và sửa đổi Thông tư 56/2014/TT-BCT quy định về phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện.
Theo đó, việc quản lý hoạt động bán buôn điện cạnh tranh được thống nhất quy định tại cùng một văn bản và trên cơ sở bãi bỏ 03 văn bản sau đây:
- Thông tư 27/2009/TT-BCT ngày 25/9/2009 quy định đo đếm điện năng trong thị trường phát điện cạnh tranh.
- Thông tư 18/2012/TT-BCT ngày 29/6/2012 quy định giám sát thị trường phát điện cạnh tranh.
- Thông tư 28/2018/TT-BCT ngày 27/9/2018 quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
Ngày 20/12/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 29/2017/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn chai khí dầu mỏ hóa lỏng mini; theo đó:
Thời hạn sử dụng của các chai khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) mini được quy định như sau:
- Đối với chai LPG mini nạp một lần: nạp một lần duy nhất.
- Đối với chai LPG mini nạp lại: Thân chai là 10 năm và van chai là 2 năm.