Chỉ với gần 30m2 trên sân thượng dành cho việc trồng rau quả sạch, gia đình chị Loan (TP HCM) thu hoạch mỏi tay mỗi ngày không hết.
Xuất phát từ việc chăm lo cho sức khỏe của cả gia đình, vợ chồng chị Loan đã quyết định dọn dẹp sân thượng, vốn là nơi trồng cây kiểng của bố mình trước đó, nhưng do ông tuổi cao nên không đủ sức chăm sóc, để trồng rau sạch phục vụ cho bữa ăn gia đình. Khi bắt đầu lên kế hoạch trồng rau, vợ chồng chị Loan đã quyết định chọn mô hình trồng rau thủy canh.
Chị Loan cho biết: “Do hai vợ chồng mình đi làm, nhà lại chỉ có người già cả nên nhận thấy việc trồng thủy canh là phù hợp nhất, vừa khỏe, vừa nhàn, vừa sạch lại thu hoạch năng suất cao nếu biết chăm sóc đúng cách".
|
Một phần sân thượng được bố trí quy củ, ngăn nắp. (Ảnh NVCC) |
Để trồng được nhiều rau sạch trên diện tích sân thượng hạn chế, vợ chồng chị Loan đã quyết định chọn giải pháp tạo cột rau với nhiều trụ rau tiện lợi cho việc phân bố các loại cây trồng. Hiện tại, khu vườn sân thượng của chị Loan dành 16 tháp đứng với trụ cao 2m để trồng rau ăn lá. Với các loại rau ăn quả, chị Loan trồng thêm 50 thùng theo phương pháp thủy canh hồi lưu. Tổng diện tích sử dụng khoảng 27m2.
|
Chị Loan trồng rau trong trụ đứng. (Ảnh NVCC) |
|
Với diện tích hạn chế thì việc sử dụng trụ đứng là giải pháp tối ưu. (Ảnh NVCC) |
|
Rau cỏ xanh tươi. (Ảnh NVCC) |
|
Trụ ngang cũng vô cùng tiện lợi. (Ảnh NVCC) |
Chị Loan cho biết, thời gian đầu trồng rau, chị cũng vô cùng lúng túng khi vườn rau sạch của gia đình gặp nhiều loại sâu bệnh như sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nhện đỏ, bọ trĩ… Có ngày chị bắt đơn hơn 100 con sâu khiến giờ nghĩ lại vẫn còn rùng mình.
Sau một thời gian gieo trồng, chị đã tự tin khi có khá nhiều kinh nghiệm chăm sóc vườn rau của gia đình. Để phòng chống sâu bệnh, chị Loan chủ yếu bắt bằng tay và sử dụng dầu khoáng với liều lượng tùy thuộc vào từng bệnh.
Cũng vì chọn mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh nên việc chăm sóc rau quả của vợ chồng chị rẩ nhàn. Công việc hàng ngày của chị Loan chủ yếu là xem rau có bị dính sâu không và châm phân vào thùng dung dịch thủy canh theo định kỳ.
|
Chị Loan tận dụng phần diện tích phía trên để trồng các loại cây rau ăn quả. (Ảnh NVCC) |
|
Mướp sai quả. (Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
Giàn mướp trĩu quả. (Ảnh NVCC) |
Để rau quả luôn tươi tốt, và đặc biệt là chú trọng vấn đề an toàn cho sức khỏe của cả nhà, chị Loan đã ưu tiên sử dụng phân hữu cơ. Cũng nhờ sử dụng phân hữu cơ, rau quả trồng theo phương pháp thủy canh khác cũng cảm thấy tự tin hơn với diện mạo mới. Chủ nhân của khu vườn chia sẻ, rau cải có đợt mỗi ngày chị đều hái được 1 – 1,5kg. Các loại rau ăn lá dù chăm chỉ hái cũng không thấy vơi đi nhiều. Có những loại rau ăn mãi không hết, cả nhà chị cứ nhìn thấy là ngán.
Ngoài rau ăn lá, chị Loan còn dành vị trí để trồng mướp hương, đậu cove, cà bát, cà tím, cà chua…
|
Chị Loan cho biết gia đình chị trồng nhiều rau cải. (Ảnh NVCC) |
|
Rau dễ sống và lên tươi tốt. (Ảnh NVCC) |
|
Bí ngồi nhiều nụ. (Ảnh NVCC) |
|
(Ảnh NVCC) |
|
Rau lên kín các rọ trên trụ. (Ảnh NVCC) |
|
Rau tươi tốt, xanh non. (Ảnh NVCC) |
|
Rau cove ra nhiều đợt trái. (Ảnh NVCC) |
|
Mồng tơi tươi tốt. (Ảnh NVCC) |
Nói về chi phí đầu tư, chị Loan cho hay, trồng thủy canh ban đầu cần đầu tư hơi tốn kém một chút nhưng đổi lại, bạn sẽ yên tâm hơn khi sân thượng nhà mình luôn sạch sẽ. thoáng mát. Khoản đầu tư cho sân thượng nhà chị Loan tính đến nay khoảng 40 triệu đồng.
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp thủy canh, chị Loan còn dành một khoảng diện tích để đặt những chậu nhựa và trồng cây rau theo phương pháp thổ canh. Điều đặc biệt đó là dù thổ canh hay thủy canh, khu vườn vẫn được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tự động. Dung dịch tưới nhỏ giọt tự động, chủ yếu được lấy từ thùng dung dịch thủy canh của rau ăn quả.
Chủ nhân của khu vườn mơ ước hướng dẫn: “Chỉ cần cứ đúng ngày châm phân cho 2 thùng dung dịch thuỷ canh ăn lá và ăn quả là xong. Sau đó thì ngồi vhờ vườn rau xanh non mơn mởn chỉ việc hái ăn. Hai thùng dung dịch thủy canh này cũng được tự động cấp nước, cứ vơi đi chút nào thì bồn cung cấp nước sạch cho nhà dùng sẽ bổ sung thêm chừng ấy”.
|
Su hào. (Ảnh NVCC) |
|
Đậu bắp. (Ảnh NVCC) |
|
Cà tím. (Ảnh NVCC) |
|
Các loại cây rau ăn quả được trồng trong thùng nhựa. (Ảnh NVCC) |
|
Chị cũng trồng nhiều cà chua. (Ảnh NVCC) |
|
Cà chua chín mọng. (Ảnh NVCC) |
|
Cà tím quả tròn. (Ảnh NVCC) |
|
Đậu bắp. (Ảnh NVCC) |
Chị Loan cũng tự tin chia sẻ: “Vườn nhà mình chỉ duy nhất có giàn trồng rau quả là đầy đủ ánh sáng mặt trời. Lại thêm gió lồng lộng, kích thích cho việc thụ phấn cho hoa. Chính vì thế, các loại cây ăn quả như cove, đậu, cà tím, mướp… ra rất nhiều hoa và đậu nhiều quả”.
Dù mới trồng rau được hơn một năm nhưng vợ chồng chị Loan chưa một lần hối hận vì đã chọn mô hình trồng rau vừa thông minh, vừa tiện ích này.
|
Su hào trồng trong trụ. (Ảnh NVCC) |
|
Cà chua chín mọng. (Ảnh NVCC) |
|
Cóc sai quả. (Ảnh NVCC) |
|
Thu hoạch rau. (Ảnh NVCC) |
|
Chị Loan còn trồng cả nấm. (Ảnh NVCC) |
|
Thu hoạch rau trên sân thượng. (Ảnh NVCC) |