Không thể tin được: Mẹ nhận con nuôi nhưng vẫn cho con bú mẹ hoàn toàn | |
Gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống cho bé mới ăn dặm |
Chị Hà Đông hiện đang là nhân viên tuyển dụng nhân sự của một công ty tư nhân. Cũng giống như bao bà mẹ khác, mỗi ngày chị đều đi làm trong thời gian hành chính, tranh thủ kinh doanh nhỏ theo sở thích của mình và dành thời gian chăm sóc, dạy dỗ con vào buổi chiều tối và những ngày cuối tuần.
Bé Sunny Sóc, con gái chị sắp tròn 4 tuổi. Bé khá dạn dĩ, yêu thích những nơi đông vui, dù có cá tính mạnh nhưng lại nhạy cảm và cũng rất tình cảm. Bé Sóc thích đọc sách, thích chơi các trò chơi vận động và thích được đến nhà bạn bè chơi. Đặc biệt là bé rất yêu thích việc đi du lịch có khách sạn và hồ bơi.
Chị Hà Đông, mẹ của bé Sunny Sóc. (Ảnh NVCC) |
Bé Sunny Sóc vô cùng hiếu động và thông minh. (Ảnh NVCC) |
- Chào chị, bé nhà chị có tên ở nhà khá đặc biệt. Chị có thể giải thích một chút về tên của bé không?
- Con gái mình có tên là Sunny Sóc. Lúc bầu mình thích đặt tên con là Sóc, ông xã lại thích tên là Sunny nên hai vợ chồng quyết định đặt gộp luôn là Sunny Sóc.
- Theo chị, ở lứa tuổi mầm non, bé nên chơi những trò chơi gì?
- Lúc trước khi bé dưới 3 tuổi, mình cũng hay làm các đồ chơi handmade cho Sunny Sóc. Sau 3 tuổi, mình ít tự làm đồ chơi mà thay vào đó, mình mua các đồ chơi giáo dục để chơi cùng con lúc rảnh. Tùy vào sự phát triển và mục đích giáo dục con để mình chọn lựa việc tự làm đồ chơi cho bé hay mua đồ chơi.
Theo mình, ở lứa tuổi mầm non, bé nên chơi các trò chơi vận động để rèn luyện sự dẻo dai của cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé chơi các trò chơi tư duy và kích thích sự sáng tạo ở trẻ. Ví dụ: nhận biết màu sắc, số đếm, chữ cái, các trò chơi tìm điểm khác nhau, phân chia đồ theo nhóm, vẽ tranh, nặn đất sét, vẽ tranh, đoán đồ vật..v.v…
- Chị thường cho con chơi những trò chơi gì? Những trò chơi đó có hỗ trợ như thế nào trong việc phát triển kỹ năng và nhận thức của con?
- Những đồ chơi hiện tại của Sunny Sóc nhà mình thường là những đồ chơi mình mua sẵn, cũng có lúc mình tự làm nhưng không có giá trị tái sử dụng. Các đồ chơi sẽ xoay quanh các vấn về rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ, tư duy và chủ yếu là tuân thủ luật chơi.
Ngoài ra mình với con còn chơi các trò chơi thí nghiệm khoa học nho nhỏ.Ví dụ như dùng giấm và baking soda để bơm bóng bay, hay cắm những bông hoa cúc trắng vào nước màu qua đêm để hôm sau thấy các cánh hoa đã được đổi màu… Và hoạt động hàng ngày không thể thiếu đó là đọc sách cùng con trước khi ngủ.
Chơi cùng bé trò chơi nhận diện hình học. (Ảnh NVCC) |
Đọc sách luôn là hoạt động không thể thiếu. (Ảnh NVCC) |
Mỗi lứa tuồi phù hợp với trò chơi khác nhau. (Ảnh NVCC) |
Mỗi trò chơi sẽ giúp con phát triển một vài kỹ năng nhất định. (Ảnh NVCC) |
Trò chơi xâu hạt rèn tính kiên trì và sự tập trung. (Ảnh NVCC) |
- Bé nhà chị hào hứng nhất với trò chơi nào do mẹ đưa ra?
- Thực sự thì bé nhà mình cứ có mẹ chơi cùng là đều rất hào hứng dù đó là trò gì. Chơi cùng mẹ mình cũng thấy con vui vẻ hơn, tự tin hơn và đặc biệt là khi chơi cùng người con cảm thấy an tâm, con sẽ phát huy hết được những thế mạnh của mình.
- Chị có lời khuyên gì dành cho bố mẹ khi chơi cùng con, chọn đồ chơi và làm đồ chơi cho con?
- Bố mẹ nên dành ra mỗi ngày ít nhất 30 phút để đọc sách và chơi cùng con. Điều này giúp gắn kết gia đình rất hiệu quả, hiệu quả hơn những gì mọi người nghĩ rất nhiều. Khi con lớn lên, chắc chắn chúng sẽ nghĩ về những kỷ niệm khi được chơi vui vẻ, học vui vẻ và sống vui vẻ cùng với bố mẹ, gia đình mình. Gia đình luôn là nơi ấm áp nhất khi con nghĩ đến, giúp con có động lực phát triển, tự tin hơn trong ứng xử xã hội sau này.
Về việc làm đồ chơi handmade cho con, thực sự không cần sự khéo léo mới làm được, chỉ cần chút sáng tạo và kiên nhẫn là được. Nếu “tự sáng tạo” không được, thì ta hãy tìm trên mạng hoặc mua sách về để làm theo. Trước khi làm đồ chơi cho con, ba mẹ nên suy nghĩ, việc làm đồ chơi sẽ phục vụ điều gì, giúp ích gì cho con. Tìm được mục đích, các bạn nên cùng con làm để bé hiểu từng bước, giúp con hào hứng hơn khi chơi.
Về đồ chơi mua sẵn, nên chọn mua những món đồ chơi phù hợp với độ tuổi của con, không nên mua đồ chơi 3+ cho bé 2 tuổi. Vì sẽ không gây được hứng thú cho bé bởi những yêu cầu vượt quá khả năng tuổi của con.
Những đồ chơi chị Hà Đông tự làm cho con. (Ảnh NVCC) |
Trò chơi cài cúc. (Ảnh NVCC) |
Rèn cho đôi tay của bé khéo léo hơn. (Ảnh NVCC) |
- Ngoài việc chơi các trò chơi cơ bản, chị có thường cho bé ra ngoài chơi không? Mỗi lần ra ngoài chơi, chị thường "tranh thủ" dạy bé những gì?
- Mình thường xuyên cho bé ra ngoài chứ. Bé nhà mình được mẹ cho “thoát ly” khỏi căn phòng để đi chơi từ khi 1 tháng tuổi, thực sự thì mình là bà mẹ khá ham chơi và ham ăn, nên con mình cũng “lây” chút chút từ mẹ (cười).
Khi con 7 tháng mình cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW nên mỗi lần ra ngoài chơi, bé được mẹ mang theo cái ghế hơi tập ngồi và tự nhâm nhi món ăn của riêng mình. Và cứ thế con rong ruổi theo ba mẹ tất cả các buổi, dạo biển, rong chơi công viên, tụ tập cà phê, tiệc tùng…
Ngoài 1 tuổi thì bé được mẹ cho đi chơi xa hơn như các khu du lịch sinh thái, vườn trái cây... và các nơi như: Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết, Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Mỗi chuyến đi mình luôn tranh thủ giới thiệu cho con về thế giới xung quanh, và giải thích cho con về những gì diễn ra. Chẳng biết, chẳng cần con nhớ được bao nhiêu và bao lâu, nhưng vốn mình hay nói, nên mình ngồi im không được, cứ phải luôn miệng nói, thấy con cười là mình có thêm động lực nói tiếp.
Thường xuyên cho con ra ngoài. (Ảnh NVCC) |
Tiếp xúc với cây cối, thiên nhiên. (Ảnh NVCC) |
- Chị cho con đọc sách từ khi nào? Tiêu chí chọn sách cho con là gì? Theo chị làm thế nào để bé yêu thích sách và thích khám phá thế giới qua sách.
- Mình cho bé làm quen với sách từ rất bé, tầm 4 - 5 tháng tuổi. Lúc ấy, mình chọn sách vải cho bé, và vài quyển sách giấy đồng dao, thơ ngắn để mẹ đọc cho con nghe.
Thật sự lúc đó mình cũng khá là sốt ruột vì mình thấy các bạn cùng trang lứa của Sunny Sóc đã rất thích nghe mẹ đọc sách, nhưng bạn nhà mình thì lúc nhỏ xíu, có vẻ khá hợp tác, mẹ đọc là cười rồi ê ê a a, nên mẹ thích lắm.
Nhưng đến tầm 1.5 tuổi bạn ấy không còn quan tâm đến những gì mẹ đọc nữa, mà chỉ thích làm việc của mình. Mẹ bắt đầu thấy hơi nản chí rồi, nhưng lại vực tinh thần rất nhanh. Cả 1 năm trời, mình cứ phải lôi ra cất vào các quyển sách của con vì vẫn thấy con chưa có dấu hiệu gì là thích. Thói quen mua sách khi thấy NXB giới thiệu sách mới sách mới cũng bắt đầu giảm dần. V sách thì mỗi ngày 1 tăng, con thì cả năm cũng chỉ thích đọc đi đọc lại vài quyển cũ làm mình cũng thấy sốt ruột.
Kiên trì 1 thời gian thì đến tầm gần 3 tuổi bạn ấy lại muốn đọc sách, trở nên yêu sách, và rất yêu sách nữa là đằng khác. Và từ đó đến nay, vấn đề đọc sách của con không còn là mối bận tâm của mình nữa, việc của mình bây giờ chỉ là tìm sách gì cho con đọc mà thôi.
Ngoài ra chị còn giúp con thích đọc sách. (Ảnh NVCC) |
Chị mua những cuốn sách phù hợp với khả năng nhận thức của con. (Ảnh NVCC) |
Sách theo những chủ đề nhất định. (Ảnh NVCC) |
Mỗi cuốn sách đều có những điều tuyệt vời mà bé nên học. (Ảnh NVCC) |
Bé cũng sẽ hào hứng khi khám phá tri thức cùng mẹ. (Ảnh NVCC) |
Việc đọc sách cho con trở thành thói quen hàng ngày của chị Hà Đông. (Ảnh NVCC) |
Bí quyết của mẹ có con 1 tuổi tự xúc thìa, 2 tuổi biết dùng đũa
Nhìn bé Thiên Kim, con chị Phạm Thị Minh (Hà Nội) tự giác ngồi ngay ngắn vào bàn và tự xúc ăn ngoan ngoãn, các ... |
Cho hai con bú song song, mẹ trẻ vẫn dư sữa trữ trong tủ đông mỗi ngày
Chị Nguyễn Thảo (Hà Nội) rất hạnh phúc khi mỗi ngày, các con được bú mẹ hoàn toàn, mình lại có thêm sữa dự trữ ... |
Lối sống 04:43 | 25/07/2018
Lối sống 12:00 | 22/05/2018
Lối sống 03:01 | 15/05/2018
Lối sống 12:15 | 12/05/2018
Lối sống 03:33 | 29/09/2017
Lối sống 01:42 | 22/06/2017
Lối sống 03:39 | 15/06/2017
Lối sống 04:36 | 25/05/2017