Chọn cổ phiếu nào thời hậu Covid-19?

Phiên giao dịch cuối tháng 5 (29/5), VN-Index chốt ở mức 864,47 điểm, tức đã hồi phục được hơn 200 điểm so với mức thấp nhất vào cuối tháng 3, tương đương 30%.

HNX-Index cũng tăng gần 20% so với thời điểm nhà đầu tư hoảng loạn nhất vì Covid-19. Cùng với đó, hàng loạt mã cổ phiếu đã tăng giá rất mạnh giúp nhiều người kiếm được khối tiền nhờ dũng cảm "bắt đáy" thời điểm đó. Tuy nhiên, đến hiện tại, khi dịch bệnh tại Việt Nam đã được kiểm soát; trên thế giới cũng bắt đầu có những tín hiệu tích cực, nhà đầu tư lại không biết mua gì, bán gì trong bối cảnh các doanh nghiệp vẫn chật vật thời hậu Covid-19.

Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Everest, nhận định ngoài ngành tiêu dùng thiết yếu được hưởng lợi do nhu cầu của người dân tăng cao trong mùa dịch thì tới đây ngành thủy sản sẽ rất hấp dẫn. Bởi, nhu cầu toàn cầu sẽ tăng cao sau đại dịch nên cuối năm ngành này gia tăng nhiều lần về sản lượng, doanh thu. 

Đặc biệt, sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, nhóm ngành thủy, hải sản xuất khẩu sẽ có cơ hội tốt hơn. 

Chọn cổ phiếu nào thời hậu Covid-19? - Ảnh 1.

Nhà đầu tư theo dõi thị trường tại sàn giao dịch của công ty chứng khoán HSC. (Ảnh: Hoàng Triều).

Bên cạnh đó, một vài cổ phiếu xây dựng, hạ tầng giao thông, sắt thép sẽ thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư nhờ hưởng lợi từ gói giải ngân đầu tư công lên tới 700.000 tỉ đồng trong năm 2020. Tuy nhiên, những cổ phiếu này chỉ thích hợp để đầu tư ngắn hạn chứ khó có triển vọng lâu dài.

Trong khi đó, chuyên gia tài chính chứng khoán Phan Dũng Khánh cho rằng sau đại dịch Covid-19, nhóm cổ phiếu nào cũng tăng giá, ngay cả nhóm cổ phiếu ngành bất động sản… nhưng khả quan nhất là cổ phiếu ngành công nghệ và tiêu dùng thiết yếu. Còn cổ phiếu y tế, dược được xem là nhóm "phòng thủ" nên dù không có dịch bệnh vẫn được ưu tiên đầu tư để giảm rủi ro từ những ngành khác. 

Tuy vậy, không phải là tất cả các mã cổ phiếu liên quan y tế đều hưởng lợi từ dịch bệnh mà chỉ có doanh nghiệp liên quan tới sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế, nước rửa tay, hỗ trợ phòng chống dịch mới có triển vọng. Còn những cổ phiếu dính tới hoạt động khám chữa bệnh, bệnh viện vẫn rất khó khăn do người dân không đi khám chữa bệnh nhiều vì sợ dịch. Đó là lý do giá cổ phiếu ngành dược, y tế bị phân hóa.

"Tuy nhiên, nếu xét về đầu tư ngắn hạn, nhóm cổ phiếu lớn (bluechips) sẽ đi đầu tăng giá. Cụ thể là các cổ phiếu nằm trong rổ VN30, nhà đầu tư có thể canh mua nhưng không nên mua bằng mọi giá và nếu có lãi thì nên chốt lời ngay", ông Khánh đưa lời khuyên cho nhà đầu tư nhỏ.

Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu giá thấp (penny) cũng có xu hướng thu hút dòng tiền, nhà đầu tư có thể chú ý đến nhóm này; đồng thời bỏ một phần tiền vào thị trường phái sinh để giảm rủi ro.

Phân tích từ các công ty chứng khoán lại cho thấy dầu khí là nhóm cổ phiếu kém hấp dẫn nhất hiện nay do giá dầu giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng không tốt do những khó khăn về dòng tiền, dự án, chính sách vẫn chưa được giải quyết. Chỉ vài cổ phiếu lớn của ngành bất động sản và bất động sản công nghiệp mới có thể được quan tâm nhằm đón làn sóng dịch chuyển sản xuất trên thế giới thời hậu Covid-19.  

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.