Chủ đầu tư dự án BT vốn 1.400 tỷ ở Hà Nội năng lực đến đâu?

Được UBND TP Hà Nội giao cho làm chủ đầu tư tuyến đường nối Lê Trọng Tấn với Vành đai 3 dài chưa đến 3km với vốn hơn 1.400 tỷ đồng theo hình thức BT, liên danh LOD Corp và Bắc Việt đang thu hút sự quan tâm của thị trường. Tiềm lực thực sự của hai “đại gia” này cũng là dấu hỏi khiến nhông ít người tò mò.
chu dau tu du an bt von 1400 ty o ha noi nang luc den dau Tân Hoàng Minh 'bỏ túi' bao nhiêu tiền khi nhận 20ha 'đất vàng' tại Hà Nội?
chu dau tu du an bt von 1400 ty o ha noi nang luc den dau Triển khai 4 dự án BT dài 19,6km, Hà Nội đổi hơn 100ha 'đất vàng'
chu dau tu du an bt von 1400 ty o ha noi nang luc den dau Hà Nội tiếp tục đổi gần 50ha đất lấy đoạn đường 1,65km trị giá hơn 1.000 tỷ
chu dau tu du an bt von 1400 ty o ha noi nang luc den dau Hà Nội muốn đổi 2,85km đường lấy 40ha 'đất vàng'
chu dau tu du an bt von 1400 ty o ha noi nang luc den dau
Hình minh họa

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh Đề xuất dự án Xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3, quận Thanh Xuân theo hình thức hợp đồng BT.

Theo đó, tuyến đường có chiều dài 2,85 km, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.400 tỷ đồng.

Để làm tuyến đường này, Hà Nội sẽ dùng quỹ đất gấn 40 ha tại Nam Từ Liêm thanh toán cho liên danh nhà đầu tư Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt và Công ty Cổ phần Phát triển Nhân lực LOD

Cụ thể, khu đất này rộng 39,8 ha nằm tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm gồm các ô quy hoạch 3-1, 3-2, 4-1, 4-2 (thuộc quy hoạch phân khu S4).

Tuy nhiên, điều đáng chú ý không chỉ nằm ở chi tiết đây là dự án BT, quỹ đất đổi lại cho nhà đầu tư lên đến 40ha mà với vốn đầu tư nghìn tỷ, tiềm lực tài chính của liên danh Bắc Việt và LOD thực sự mạnh đến đâu?

LOD Corp và kết quả kinh doanh “lẹt đẹt”

Theo giới thiệu trên trang web, Công ty Cổ phần phát triển nguồn nhân lực LOD - LOD Corp tiền thân là Cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài, ra đời năm 1992 trong bối cảnh tiếp nhận lại Công ty xuất khẩu thuyền viên thuộc Tổng công ty tư vấn đầu tư và dịch vụ hợp tác quốc tế GTVT - Bưu điện.

Doanh nghiệp này hoạt động chính ở khá nhiều lĩnh vực như cung ứng nhân lực, bất động sản, tư vấn đầu tư, xuất nhập khẩu, du lịch và thương mại. Tuy nhiên, các lĩnh vực này hầu như không dính dáng gì đến lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng.

Ngay cả mảng bất động sản, doanh nghiệp này có đầu tư một số dự án như khu nhà ở quận Hoàng Mai, tòa nhà văn phòng Trần Thái Tông, khách sạn Hạ Long Deam nhưng các dự án này có quy mô không lớn và đã triển khai cách đây nhiều năm trước (thông tin trên trang web từ năm 2014). Hiện tại danh mục bất động sản của LOD Corp không cập nhật thêm dự án mới nào.

chu dau tu du an bt von 1400 ty o ha noi nang luc den dau
Dự án xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3 dự kiến có tổng đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng

Về kết quả kinh doanh không có gì quá ấn tượng. Theo báo cáo từ LOD Corp, trong năm 2017, công ty đạt doanh thu 93,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế vỏn vẹn 6 tỷ đồng. Sau khi đi trừ đi các chi phí, lợi nhuận còn lại của công ty ở mức 4,63 tỷ đồng.

Trong đó, chỉ có 10% số lợi nhuận này (tương ứng 463 triệu đồng) được dùng để phẩn bổ vào quỹ đầu tư phát triển.

Trong khi đó, kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận trong năm nay của LOD Corp cũng không mấy sáng sủa hơn.

Cụ thể, tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra vào tháng 4/2018, LOD Corp thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2018 với doanh thu “lóp ngóp” 71,3 tỷ đồng, giảm với năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế theo đó “lẹt đẹt” ở mức mục tiêu 6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tại đại hội vừa qua, công ty này cũng đã thông qua phương án chào bán hơn 4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 81,8 tỷ đồng. Dù vậy, nếu chào bán thành công thì con số này vẫn rất bé nhỏ so với tổng vốn đầu tư dự kiến 1.400 tỷ đồng của dự án BT nói trên.

Bắc Việt mạnh thế vì có người đứng sau?

Ngoài LOD Corp, đối tác còn lại trong liên danh thực hiện dự án tuyến đường nối Lê Trọng Tấn với Vành đai 3 là Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt. Thông tin về doanh nghiệp này rất ít ỏi, công ty không có website riêng.

Khi tìm kiếm doanh nghiệp này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, Bắc Việt được thành lập tháng 10/2008 và có trụ sở tại phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Theo thông tin trên trang Nhà đầu tư, lãnh đạo Công ty Cổ phần Phát triển Nhân lực LOD cho biết, công ty này chỉ nắm giữ chưa đến 10% cổ phần trong liên danh chủ đầu tư dự án BT nói trên, trong khi đó Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt sở hữu hơn 90% cổ phần dự án này.

Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt được thành lập vào tháng 10/2008, vốn điều lệ 400 tỷ đồng. Các thành viên sáng lập ban đầu bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư Nguyễn Gia góp 15% vốn (tương ứng 60 tỷ đồng), Công ty TNHH Đại Hoàng Long góp 70% vốn (tương ứng 280 tỷ đồng), cá nhân ông Trần Quang Anh góp 15% vốn (tương ứng 60 tỷ đồng).

Theo thay đổi đăng ký kinh doanh vào ngày 24/5/2018, Bắc Việt bất ngờ tăng vốn điều lệ lên 1.100 tỷ đồng, gấp gần 3 lần con số ban đầu. Đại Hoàng Long nắm giữ 70% vốn, tương ứng 770 tỷ đồng, 30% còn lại (tương ứng 330 tỷ đồng) thuộc sở hữu của ông Trần Nam Trung.

Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Phát triển Bắc Việt là ông Vũ Hùng Lân – Giám đốc.

Ông Vũ Hùng Lân cũng là Giám đốc và là người đại diện của chi nhánh Công ty TNHH Đại Hoàng Long tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

Đại Hoàng Long là một doanh nghiệp lớn của Bắc Ninh, chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản tầm cỡ ở Bắc Ninh như Khu đô thị Đại Hoàng Long, Khu đô thị Nam Võ Cường... Doanh nghiệp này cũng đang sở hữu nhiều khu đất vàng vị trí đắc địa tại Hà Nội để làm điểm kinh doanh, buôn bán.

chu dau tu du an bt von 1400 ty o ha noi nang luc den dau
Hà Nội khẳng định 5 dự án công trình giao thông đầu tư theo hình thức BT làm đúng quy trình, quy định pháp luật. (Ảnh: NLĐ)

Chiều 26-6, UBND TP Hà Nội thông tin với báo chí về việc Hà Nội vừa đồng ý đổi hàng trăm ha đất lấy năm tuyến đường tại nội đô.

Cụ thể, liên quan đến 5 dự án công trình giao thông đầu tư theo hình thức BT, trong đó có dự án xây dựng tuyến đường từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Vành đai 3, Hà Nội khẳng định làm đúng quy trình, quy định pháp luật.

Theo lý giải của ông Nguyễn Quốc Tuấn Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu Tư, việc chọn đầu tư công tư, thành phố chọn khâu đột phá đầu tư vào kết cấu hạ tầng, khả năng ngân sách không thoả mãn nên việc đầu tư hình thức BT là cần thiết để huy động tư nhân đầu tư cho kết cấu hạ tầng. "Những dự án chỉ định thầu Hà Nội làm theo đúng quy định, quy trình, kiểm tra, kiểm toán chặt chẽ, bảo đảm công khai minh bạch", ông Tuấn nhấn mạnh.

chu dau tu du an bt von 1400 ty o ha noi nang luc den dau 'Hà Nội chỉ định thầu 5 dự án BT theo đúng quy định'

Chiều 26/6, UBND TP Hà Nội thông tin với báo chí về việc Hà Nội vừa đồng ý đổi hàng trăm hecta đất lấy năm ...

chu dau tu du an bt von 1400 ty o ha noi nang luc den dau 'Ông vua dự án BT đất Bắc' Nam Cường ôm gần 2.000ha đất và những khu đô thị bỏ hoang

Là thành phố có giá đất đắt đỏ bậc nhất cả nước, thậm chí Hà Nội còn nằm trong tốp những thành phố đắt đỏ ...

chu dau tu du an bt von 1400 ty o ha noi nang luc den dau Đổi 40ha 'đất vàng' lấy 2,85km đường: Chủ đầu tư là doanh nghiệp 'tay ngang'?

Dù được giao làm chủ đầu tư dự án xây dựng tuyến đường Lê Trọng Tấn đến đường vành đai 3 theo hợp đồng BT ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.