Chủ động phòng bệnh viêm não Nhật Bản, tránh những di chứng nặng nề

Hiện nay, bệnh viêm não Nhật Bản đang vào thời kỳ đỉnh điểm. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền theo đường máu, do virus viêm não Nhật Bản B gây ra, có thể dẫn đến tình trạng tổn thương não vĩnh viễn và tỉ lệ tử vong rất cao từ 10-20%.
chu dong phong benh viem nao nhat ban tranh nhung di chung nang ne Những hậu quả đáng tiếc khi mẹ không tiêm vaccine viêm não Nhật Bản cho con
chu dong phong benh viem nao nhat ban tranh nhung di chung nang ne Cảnh báo nguy cơ hiếm muộn, viêm não do quai bị
chu dong phong benh viem nao nhat ban tranh nhung di chung nang ne Đắk Lắk: 2 bé gái bị viêm não Nhật Bản do không tiêm phòng

Bệnh viêm não Nhật Bản lây theo đường máu, do muỗi Culex tritaeniorhynchus hút máu động vật nhiễm virus một số loài chim, gia súc, đặc biệt là lợn rồi đốt người, qua đó truyền virus cho người. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi.

chu dong phong benh viem nao nhat ban tranh nhung di chung nang ne
Con vật lây bệnh viêm não Nhật Bản (Ảnh: quetsach)

Thời kỳ ủ bệnh của viêm não Nhật Bản thường kéo dài từ 5 - 7 ngày, sau đó là thời kỳ khởi phát. Thời kỳ khởi phát xuất hiện các triệu chứng như viêm long đường hô hấp trên (sổ mũi, viêm họng, nghẹt mũi, ho...) rồi xuất hiện sốt cao đột ngột trên 39 - 40oC, kèm theo đau đầu, đặc biệt là ở vùng trán.

Có thể có rối loạn tiêu hoá như đau bụng kèm theo đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, nhất là ở trẻ nhỏ tuổi. Tính chất nôn là nôn vọt và không lệ thuộc vào bữa ăn (nôn bất kỳ lúc nào).

chu dong phong benh viem nao nhat ban tranh nhung di chung nang ne
Viêm não Nhật Bản đang bắt đầu vào mùa, bệnh đã khiến nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nặng (Ảnh: Người Việt)
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh viêm não Nhật Bản lây truyền sang người do muỗi đốt. Hiện nay, ở miền Bắc, nắng nóng kéo dài tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển nên nguy cơ lây các bệnh do muỗi truyền càng cao.

Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề như: viêm phổi, viêm phế quản, một số có di chứng muộn sau một năm trẻ bị bệnh này hoặc lâu hơn như động kinh, Parkinson. Bệnh viêm não Nhật Bản có tỉ lệ tử vong cao (khoảng từ 20-80%) thường gặp ở những bệnh nhi nặng như có co giật, hôn mê sâu, nằm lâu ngày, suy kiệt...

chu dong phong benh viem nao nhat ban tranh nhung di chung nang ne
Viêm não Nhật Bản là bệnh nguy hiểm vì tỉ lệ tử vong cao, dễ để lại di chứng thần kinh (Ảnh: Thảo Nguyên)

Cho đến nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh viêm não Nhật Bản. Vậy nên, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản thì việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh là rất cần thiết. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản và diệt muỗi là 2 biện pháp dự phòng chủ động, hiệu quả và khả thi nhất.

chu dong phong benh viem nao nhat ban tranh nhung di chung nang ne
(Ảnh: Pháp luật Plo)

Tiêm chủng là biện pháp quan trọng nhất để trẻ phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Từ 1 tuổi trở lên, trẻ phải được tiêm phòng đủ 3 mũi, sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần. Đây chính là điểm mà cha mẹ cần hết sức lưu ý. Vì nhiều cha mẹ mới tiêm cho con 1, 2 mũi, một thời gian sau quên mất lịch tiêm nhắc lại cho con nên không hiệu quả. Khi bị viêm não Nhật Bản, 80% sẽ bị di chứng như câm, điếc, liệt, thần kinh.

Theo Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 62 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại tỉnh Sơn La. Số ca mắc bệnh rải rác, chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Bắc, miền Nam.

Mặc dù so với cùng kỳ năm 2016, số trường hợp mắc viêm não Nhật Bản cả nước trong 6 tháng đầu năm 2017 giảm 11,4%, tuy nhiên hiện nay đang vào mùa dịch nên người dân cần chủ động phòng chống.

chọn
Khu đô thị chậm triển khai hơn chục năm ở Đà Lạt tăng vốn gấp 21 lần, hẹn hoàn thành vào 2029
Khu đô thị mới số 6 Trại Mát tại phường 11, TP Đà Lạt được cấp chứng nhận đầu tư từ 2007, nhiều năm sau đó chậm triển khai do vướng GPMB. Đầu năm 2023, dự án này được khởi công, đến cuối 2023 đã điều chỉnh vốn từ 167 tỷ đồng lên hơn 3.500 tỷ đồng.