Buổi tọa đàm trực tuyến do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 22.12.
Theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1.1.2018, thì lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ ngày 1.1.2018 trở đi phải đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tối đa 75% (hiện chỉ cần đủ 25 năm).
Đối với lao động nam, nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2019 phải đủ 32 năm, nghỉ hưu năm 2020 phải đủ 33 năm, nghỉ hưu năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (hiện chỉ cần đủ 30 năm).
Việc điều chỉnh tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam có lộ trình trong 5 năm, còn lao động nữ thì không có lộ trình khiến người lao động bức xúc.
Tuy nhiên, chỉ còn hơn 1 tuần nữa luật BHXH 2014 có hiệu lực, Bộ LĐ-TB-XH vẫn chưa đưa ra phương án cuối cùng để xử lý bất cập về lộ trình thay đổi lương hưu đối với lao động nữ.