Chúng ta làm mọi thứ cho trẻ, ngoại trừ việc chấp nhận con được là chính con

Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, mỗi đứa trẻ đều sở hữu trí thông minh của riêng nó, theo cách của nó, không giống bất cứ đứa trẻ nào khác. Vì thế hãy ngừng cố gắng tạo ra mọi đứa trẻ giống nhau, bắt con mình phải giống con người khác.
 

Trong hành trình nuôi dạy con, thông thường bố mẹ tập trung nhiều vào kiểm soát con thay vì kết nối với con. Thay vì cố gắng nuôi dưỡng, duy trì sợi dây gắn kết giữa bố mẹ và con cái, chúng ta lại quan tâm nhiều hơn đến các bí kíp, chiếc lược, những nguyên tắc để trẻ hành động, ứng xử như cách chúng ta muốn. Bố mẹ đang chạy đua để “nặn” con thành những công dân “tốt”. “Tôi muốn nuôi dạy con thành đứa trẻ ngoan và biết cách cư xử” - thoạt nghe thì có vẻ đó là mục đích hợp lý. Nhưng liệu dạy con có phải là công việc chính của những người làm bố làm mẹ hay không?

chung ta lam moi thu cho tre ngoai tru viec chap nhan con duoc la chinh con
(Ảnh minh họa: Sugarlight Photography)

Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí của trẻ. Trẻ cảm thấy như thế nào nếu đang ở trong mối quan hệ thân thiết với một người mà luôn tìm cách thay đổi trẻ, cụ thể ở đây là bố mẹ. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bố mẹ chấp nhận đứa trẻ được chính là nó?

Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, mỗi đứa trẻ đều sở hữu trí thông minh của riêng nó, theo cách của nó, không giống bất cứ đứa trẻ nào khác. Vì thế hãy ngừng cố gắng tạo ra mọi đứa trẻ giống nhau, bắt con mình phải giống con người khác.

Có những đứa trẻ hiếu động, ưa thích các hoạt động chạy nhảy và “lười” ngồi một chỗ, hãy tạo cơ hội cho chúng được sống với bản ngã của chúng nhiều hơn, chứ không phải tìm cách để con “thuần tính” trở lại. Có những đứa trẻ trầm tính, nội tâm, ngại chia sẻ, hãy tôn trọng chúng và cho chúng không gian riêng, chứ đừng vội “lôi” con tham gia các hoạt động sôi nổi, để rồi thất vọng tràn trề vì không thể thay đổi con.

Đừng nhìn những đặc điểm của con là tiêu cực, hãy coi đó là ưu điểm, là cá tính phân biệt con với những đứa trẻ khác.

chung ta lam moi thu cho tre ngoai tru viec chap nhan con duoc la chinh con
(Ảnh minh họa: Fab Studio)

Cách nuôi dạy con của bố mẹ phản ánh rõ nhất mức độ chấp nhận của chúng ta đối với con cái. Liên tiếp tập trung vào sửa lỗi sai sẽ làm cho trẻ khó chấp nhận chính bản thân nó. Phạt, mắng mỏ, làm cho chúng cảm thấy xấu hổ, tự đưa ra các quy tắc áp đặt cho con, gào thét, hối lộ con, thưởng con khi con làm theo hành vi mà bố mẹ mong muốn…tất cả đều là phương pháp sai. Nếu bạn đang áp dụng những phương pháp đó, thì đừng vội tự hào vì mình là bố mẹ thông thái.

Thay vì cố nghĩ phải làm gì với con, hãy tìm cách “hợp tác” với con, như cách mà chúng ta muốn hợp tác với người bạn đời để có một cuộc hôn nhân vẹn toàn, êm ấm. Sẽ mệt mỏi biết mấy nếu ngày này qua ngày khác phải sống chung với người muốn thay đổi ta, không chấp nhận bản thân ta vốn như thế.

Bất cứ khi nào bạn nghĩ cần phải làm gì đó để sửa “lỗi” của con, hãy dừng lại và nghĩ cách kết nối với con trước. Đặt mình vào suy nghĩ của con, xoa dịu nếu con cần, tôn trọng cảm xúc của con và cùng nhau giải quyết vấn đề. Hướng con đến các quyết định và hỗ trợ con khi mọi chuyện không đi đúng theo kế hoạch. Hơn hết, bố mẹ cần dành tình yêu vô điều kiện với con, để con hiểu rằng con luôn có giá trị trong mắt bố mẹ, con không phải là đồ bỏ đi ngay cả khi con mắc lỗi.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.