Chuyến bay đầu tiên đưa gần 300 công dân Việt Nam từ khu vực Trung Đông về nước

Chuyến bay đặc biệt từ Dubai mang số hiệu VN88, khai thác bằng máy bay Boeing 787, đã hạ cánh tại sân bay Cần Thơ vào rạng sáng ngày 3/5, đưa gần 300 công dân Việt Nam trở về nước an toàn.

Trong hai ngày 2 và 3/5, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã phối hợp với các cơ quan chức năng UAE tổ chức chuyến bay đưa gần 300 công dân Việt Nam trở về nước an toàn trong bối cảnh các đường bay thương mại giữa Việt Nam và quốc tế tạm dừng vì dịch Covid-19.

Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam về nước từ khu vực Trung Đông - Ảnh 1.

Hành khách từ UAE xuống máy bay tại sân bay Cần Thơ.

Những công dân được đưa về nước trong đợt này gồm có trẻ em và học sinh dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người ốm đau, người đi du lịch, thăm thân đã hết hạn thị thực bị kẹt lại ở nước sở tại, lao động bị cắt hợp đồng hoặc nghỉ không lương nhiều tháng. 

Đại sứ quán Việt Nam tại UAE đã cử các cán bộ trực tiếp đến sân bay Dubai phối hợp với các cơ quan chức năng UAE hướng dẫn, hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục lên máy bay về nước.

Chuyến bay từ Dubai mang số hiệu VN88, khai thác bằng máy bay Boeing 787, đã hạ cánh an toàn tại sân bay Cần Thơ vào rạng sáng ngày 3/5.

Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng hàng không đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay. 

Các thành viên phi hành đoàn đều được trang bị bảo hộ y tế toàn thân. Hành khách được đo thân nhiệt trước khi lên máy bay và phải sử dụng khẩu trang trong suốt hành trình. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, hành khách được kiểm tra sức khỏe, cách li tập trung theo đúng qui định.

Được biết, đây là chuyến bay chở công dân Việt Nam hồi hương từ khu vực Trung Đông đầu tiên do Vietnam Airlines khai thác. Dubai không phải điểm đến thường lệ của Vietnam Airlines, nên công tác tổ chức chuyến bay này yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ giữa Vietnam Airlines với các đơn vị mặt đất, không lưu tại UAE. 

Không chỉ có phi công, tiếp viên, chuyến bay còn chở theo nhân viên kỹ thuật, nhân viên mặt đất để thực hiện các nghiệp vụ hành khách, hành lý, kiểm tra kỹ thuật cần thiết ngay tại sân bay Dubai.

Sau khi hạ cánh tại Cần Thơ để khách đi cách li, máy bay có thêm hành trình bay không khách về sân bay căn cứ ở TP HCM và được khử trùng tại đây.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không trong nước đã tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt từ Canada, Anh, Ý, Nhật Bản, Singapore, Indonesia… về nước. 

Thời gian tới, trên cơ sở nguyện vọng của công dân, năng lực cách li tại các địa phương trong nước và diễn biến của dịch bệnh, các cơ quan chức năng và các hãng hàng không sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay thương mại đưa công dân Việt Nam về nước.

Hình ảnh về quá trình đón hành khách tại sân bay Cần Thơ:

Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam về nước từ khu vực Trung Đông - Ảnh 2.

"Siêu máy bay" hạ cánh xuống sân bay Cần Thơ lúc rạng sáng.

Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam về nước từ khu vực Trung Đông - Ảnh 3.

Quy trình đón tiếp bảo đảm phòng dịch.

Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam về nước từ khu vực Trung Đông - Ảnh 4.

Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam về nước từ khu vực Trung Đông - Ảnh 5.

Hành khách được phun khử trùng toàn thân khi vừa xuống máy bay tại sân bay Cần Thơ.

Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam về nước từ khu vực Trung Đông - Ảnh 6.

Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam về nước từ khu vực Trung Đông - Ảnh 7.

Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam về nước từ khu vực Trung Đông - Ảnh 8.

Hành khách được tổ chức đưa đi cách li theo qui định.

Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam về nước từ khu vực Trung Đông - Ảnh 9.

Chuyến bay đầu tiên đưa công dân Việt Nam về nước từ khu vực Trung Đông - Ảnh 10.

chọn
Lỗ lũy kế của Tập đoàn Đại Dương lên hơn 2.577 tỷ đồng, vẫn đang giải thể hai công ty BĐS
Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (MCK: OGC) đã công bố BCTC hợp nhất quý I với kết quả kinh doanh tiếp tục không mấy khả quan.