Chuyện cảm động về những người nặng lòng với cổ vật Tây Nguyên

Dù đói ăn, thiếu mặc thì nhiều người dân cũng quyết không bán kho cổ vật quý giá của mình.
chuyen cam dong ve nhung nguoi nang long voi co vat tay nguyen
Ông Y Kuâo Buôn Krông nặng lòng với văn hóa Tây Nguyên.

Đói ăn, thiếu mặc cũng không bán

Vào một ngày cuối tháng 8, chúng tôi có dịp ghé thăm ngôi nhà ông Y Kuâo Buôn Krông (58 tuổi, người Ê Đê, ngụ buôn Kram, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk). Ông Y Kuâo được mọi người biết đến bởi sở thích sưu tầm cổ vật “quái đản” của mình.

Khi thấy người lạ ghé nhà, ông Y Kuâo xua tay và nói vội: “Tôi không bán đâu, để dùng thôi”. Sau khi trò chuyện và biết chúng tôi không phải đến để mua cổ vật mà tìm hiểu về chúng thì ông Y Kuâo với gương mặt rạng ngời rót nước mời khách.

Nhấp chén trà đắng trên môi, ông Y Kuâo kể cho chúng tôi nghe về bộ sưu tập vô giá của mình. Ông Y Kuâo cho hay, hiện nay nhà ông đang gìn giữ được bộ ghế Kpan, 3 bộ chiêng và các loại nhạc cụ Đing năm, Đing Tak Ta, Ching kram...

“Tôi thấy mọi người đến cứ tưởng mua cổ vật nên không muốn tiếp, bởi trước giờ có rất nhiều đến gạ gẫm tôi. Đây đều là cổ vật của ông bà để lại, dùng trong các lễ hội cúng tế thần linh nên dù đói ăn, thiếu mặc tôi cũng không bán”, ông Y Kuâo chia sẻ.

Theo ông Y Kuâo, ở trong buôn ngoài gia đình nhà ông chỉ còn số ít nhà giữ được một đến vài món đồ của ông bà để lại. Số còn lại, thấy có người hỏi mua và trả giá từ vài triệu đến vài chục triệu thì đều mang bán để lấy tiền.

Cũng là người nặng lòng với nền văn hóa Tây Nguyên, chị H’Juang Niê ở (xã Cuôr Dăng, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk) hiện đang lưu giữ 3 cái ché loại lớn và hơn 300 chén cổ rất quý do ông bà để lại.

Mặc dù có nhiều người đến nhà hỏi mua, nhưng chị nhất quyết không bán vì tình yêu của chị đối với cổ vật như người thân trong gia đình.

“Bán thì tôi sẽ không bao giờ bán, nhưng tôi sẽ tặng cho người nào có tâm để bảo tồn cổ vật quý của buôn làng”, chị H’Juang Niê tâm sự.

Ước mơ bảo tồn còn dang dở

chuyen cam dong ve nhung nguoi nang long voi co vat tay nguyen
Ông Lê Tuấn bên cổ vật vô giá mà vợ mình để lại.

Cũng là người say mê với những cổ vật của buôn làng, ngôi nhà của bà Ngô Thị Kim Cúc và ông Lê Tuấn (phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) nơi chứa đựng những báu vật vô giá. Ngôi nhà của ông bà với nét mộc mạc, đơn sơ nhưng chất bứa bên trong là vô vàn kỷ vật, văn hóa Tây Nguyên.

Tiếp chúng tôi, ông Tuấn cho hay, để có được kho báu vật vô giá như hiện nay tất cả nhờ công sức của vợ ông. Nhớ về quãng thời gian khó khăn đó, ông Tuấn cho hay, vợ ông có hơn 30 năm công tác trong ngành bảo tàng, được đi đến nhiều nơi, có cơ hội tiếp xúc với nhiều nền văn hóa đặc trưng của các đồng bào dân tộc.

Bên cạnh đó, bà cũng tận mắt chứng kiến những kỷ vật vô giá của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Nhưng người dân không biết cách gìn giữ kho báu đó mà lần lượt để rơi vào tay của các thương lái nước ngoài.

Xót xa khi chứng kiến những nét văn hóa cổ xưa của dân tộc mình bị đưa đến vùng đất lạ, mua bán như những món hàng nên bà Cúc đã về tâm sự với chồng để mua lại những cổ vật đó.

Tuy gia đình không khá giả, nhưng ông Tuấn vẫn ủng hộ quyết định của vợ mình. Không những thế, ông Tuấn còn cùng vợ đến các buôn làng Tây Nguyên để hỏi mua lại cổ vật.

“Tính từ ngày sưu tầm cổ vật đến nay gia đình nhà tôi đã sở hữu hơn 3.000 hiện vật đặc trưng của văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.

Hơn 500 chiếc cồng chiêng, trên 100 ché quý, 34 bộ quần áo truyền thống, nồi đồng, quần áo vỏ cây…. Đặc biệt, trong bộ sưu tập nổi lên bộ trống trên 136 chiếc, trống to nhất có đường kính 99cm, loại nhỏ nhất có đường kính 55cm”, ông Tuấn chia sẻ.

Có trong tay những cổ vật vô giá, nên bà Cúc luôn hy vọng có thể mở được bảo tàng cổ vật riêng cho mình để có thể đưa văn hóa Tây Nguyên đến gần hơn với khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước. Nhưng ước mơ chưa được hoàn thành bà đã mắc căn bệnh hiểm nghèo và qua đời.

“Từ nay đến năm 2020 tôi sẽ cùng các con sẽ cố gắng thực hiện di nguyện lập bảo tàng của vợ”, ông Tuấn tâm sự.

Ông Y Chen Niê, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa thuộc Sở VHTTDL tỉnh Đắk Lắk cho biết, tình trạng mua bán cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay đang rất đáng báo động.

Theo ông Y Chen Niê, để giữ gìn và lưu truyền nét văn hóa đặc sắc, Sở đã tuyên truyền, vận động và trang bị cho Phòng Văn hóa huyện tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa để truyền dạy văn hóa cồng chiêng cho lớp trẻ.

chuyen cam dong ve nhung nguoi nang long voi co vat tay nguyen Chàng trai Tây Nguyên với khát vọng đi tìm nguồn gốc 'Niê'

Võ Tuấn Tiến Niê là đại biểu dân tộc thiểu số duy nhất tham dự Tàu Thanh Niên Đông Nam Á - Nhật Bản 2017 ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.