Chuyện tình đẹp của những giáo viên ‘cắm bản’ dưới chân núi Ngọc Linh

Khó khăn đủ đường nhưng giáo viên "cắm bản" dưới chân núi Ngọc Linh vẫn có những chuyện tình đẹp khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.

Hạnh phúc dưới chân núi Ngọc Linh

chuyen tinh dep cua nhung giao vien cam ban duoi chan nui ngoc linh
Trường PTDTBT Tiểu học Măng Ri với điều kiện khó khăn, thiếu thốn. Ảnh: Trang Anh

Vào ngày cuối năm, dưới tiết trời se lạnh chúng tôi có dịp ghé thăm trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học Măng Ri (xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum). Ngôi trường nhỏ nằm lọt thỏm dưới chân núi Ngọc Linh, ẩn hiện trong làn sương sớm.

Ở ngôi trường này, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng các thầy cô nơi đây vẫn tận tụy gieo con chữ cho các em học sinh. Ngoài việc truyền dạy kiến thức cho các em, những mối tình của giáo viên cắm bản, hay mối tình vượt hàng trăm km cũng khiến nhiều người cảm phục.

Là một thầy giáo trẻ, mới rời ghế giảng đường được 7 năm, thầy Cao Đăng Thành (30 tuổi, quê Thanh Hóa) cho hay, sau khi ra trường thầy được phân công về giảng dạy tại đây. Khi mới về, đường sá đi lại và đời sống khu vực này rất khó khăn thiếu thốn, nhưng vì tình thương các em học sinh nên các thầy cô động viên nhau cố gắng mỗi ngày.

Trong những lúc khó khăn, cô Nguyễn Thị Thùy Tuyên (26 tuổi, người Kon Tum) – nhân viên phụ trách nấu ăn của trường đã luôn ở bên cạnh động viên và nấu cho thầy những bữa ăn đầy ắp tình cảm gia đình. Từ những hành động, cử chỉ nhỏ đã khiến người thầy trẻ đem lòng yêu mến cô. Trải qua biết bao thăng trầm, khó khăn trong cuộc sống, năm 2016 hai người đã về sống chung một nhà.

Để tạo điều kiện cho đôi vợ chồng trẻ, nhà trường đã cấp cho hai vợ chồng một căn phòng nhỏ khoảng 3m2 làm “ngôi nhà hạnh phúc”. Mỗi ngày cô Tuyên đều dậy sớm chuẩn bị cơm cho chồng để kịp giờ lên lớp. Cuộc sống cứ êm đềm trôi qua từng ngày, niềm hạnh phúc được nhân đôi khi hai vợ chồng sinh được một người con kháu khỉnh.

“Con ra đời, đồng nghĩa với việc cuộc sống của hai vợ chồng sẽ khó khăn, tất bật hơn. Tuy nhiên, hai vợ chồng tôi hạnh phúc vì có con là niềm động viên, giúp tôi cố gắng hoàn thành tốt công việc mỗi ngày. Không những thế, chúng tôi biết, học trò nơi đây cần chúng tôi…”, thầy Thành tâm sự.

chuyen tinh dep cua nhung giao vien cam ban duoi chan nui ngoc linh
Gia đình thầy Thành giúp thầy vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để cố gắng hơn trên con đường gieo chữ. Ảnh: Trang Anh.

Mối tình của thầy Nguyễn Xuân Hạnh - Phó Hiệu trưởng trường cũng khiến bao thầy cô trong trường phải ngưỡng mộ. 7 năm trước, khi Hạnh đang còn dạy tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum), trong một lần ra Quảng Nam chơi, thầy tình cờ gặp cô Trần Thị Huyền Diệu, khi đó cô đang là sinh viên nghành sư phạm. Sau khi học xong, cô Diệu về tại trường Tiểu học Măng Ri dạy, thầy Hạnh cũng về đó ít lâu sau.

“Hồi đó nơi đây chủ yếu là người bản nên rất thiếu thốn tình cảm. Chúng tôi may mắn có duyên gặp và yêu nhau nên đã quyết định tiến đến hôn nhân. Ngày cưới của chúng tôi được tổ chức tại sân trường dưới sự chứng kiến và chúc phúc của ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh, học sinh”, thầy Hạnh kể.

Sau hơn 5 năm chung sống, hai thầy cô đã sinh được 2 người con khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên vì điều kiện khó khăn, cũng do một phần công việc nên hai vợ chồng đành gửi con về quê nội ở Quảng Trị. Mỗi khi nhớ con, hai vợ chồng sắp xếp công việc rồi thay phiên nhau về thăm.

“Sống xa các con, hai vợ chồng tôi lúc nào cũng muốn cả nhà được đoàn tụ, cùng nhau ăn bữa cơm gia đình. Nhưng điều này rất khó, chỉ những khi Tết đến gia đình mới có được ít ngày quây quần bên nhau”, thầy Hạnh bộc bạch.

Vượt núi về thăm chồng, con

chuyen tinh dep cua nhung giao vien cam ban duoi chan nui ngoc linh
Cô My tuy xa chồng con nhưng luôn cố gắng giúp các em học sinh biết con chữ. Ảnh: Trang Anh

Cũng là một trong những giáo viên trẻ trong trường, cô Phạm Thị Trà My đã có 5 năm gieo chữ cho các em học sinh nơi đây. Cô nhớ những ngày đầu, khi từ Đắk Lắk qua bên mảnh đất Kon Tum giảng dạy. Với một sinh viên mới ra trường, cô chưa bao giờ tưởng tượng bản thân lại đến một nơi xa, vùng khó khăn để dạy học như thế.

Khi mới đến trường, cô đã bật khóc và có suy nghĩ từ bỏ công việc dạy học sau nhiều năm ngồi trên ghế giảng đường. Với tỉ lệ 100% đồng bào người Xê Đăng nên việc tiếp thu kiến thức là rất khó khăn. Nhưng sau khi tiếp xúc, thấu hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh học sinh nơi đây đã giúp cô vượt qua mọi khó khăn.

Nói về gia đình nhỏ của mình, cô My chia sẻ, cô và chồng mình đã lấy nhau được 3 năm và có với nhau một người con năm nay đã lên 2 tuổi. Tuy nhiên, vì cuộc ống mưu sinh nên cô dạy học tại Kon Tum còn chồng làm tại Quảng Nam. Riêng người con mới lên 2 được hai vợ chồng gửi nhờ nhà ngoại ở Đắk Lắk.

Mỗi khi cuối tuần, nhớ chồng, thương con cô lại sắp xếp thời gian để đi thăm hai bố con.

“Sáng thứ 7, tôi thức dậy từ sớm chuẩn bị đồ đạc rồi chạy xe máy hơn 200km ra Quảng Nam để thăm chồng. Hai vợ chồng bên nhau được một ngày thì sáng chủ nhật tôi lại khăn gói trở về trường để chuẩn bị cho tuần học mới”, cô My nói.

Mặc dù chỉ có ít thời gian bên nhau nhưng hai vợ chồng cô My luôn giành tình cảm và sự quan tâm đến nhau. Cô My không sao quên được ngày sinh nhật mới qua ít lâu của mình, chồng cô đã mua bánh sinh nhật đi từ Quảng Nam mang vào trường để chúc mừng sinh nhật cô.

Đến nơi, với bộ quần áo lấm bụi, chiếc bánh kem vỡ nát nhưng cô vẫn rất hạnh phúc và cảm động trước tình cảm của chồng dành cho mình.

Dù cho công việc gieo con chữ đến các em học sinh dưới chân núi Ngọc Linh còn nhiều khó khăn và gian khổ. Nhưng sau những vất vả, cực nhọc các thầy cô lại có một điểm tựa tinh thần vững chãi.

Ông Lê Anh Sơn, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Măng Ri cho biết, do khu vực này là một trong những nơi khó khăn, xa trung tâm nên đa phần các thầy cô đều ở lại trường. Nhiều thầy cô ở lại một tuần, một tháng hay cả năm mới về thăm gia đình một lần.

Hiểu và cảm thông trước hoàn cảnh và sự thiếu thốn của cán bộ giáo viên nên nhà trường luôn ghi nhận những cống hiến của thầy cô. Bên cạnh đó, để các thầy cô yên tâm công tác, nhà trường cũng đã tạo điều kiện trong việc ăn ở, sắp xếp cho giáo viên về đón Tết cùng gia đình.

chuyen tinh dep cua nhung giao vien cam ban duoi chan nui ngoc linh Đắk Lắk: Phá rừng quy mô lớn tại Vườn Quốc gia Yok Đôn

Trong lúc tuần tra, kiểm soát, Trạm Kiểm lâm số 8 của Vườn Quốc gia Yok Đôn đã phát hiện một vụ phá rừng với ...

chuyen tinh dep cua nhung giao vien cam ban duoi chan nui ngoc linh Nguyên Phó viện trưởng viện kiểm sát huyện Ea Kar nhận tiền chạy án

"Nể" tình đồng hương nên nguyên Phó viện trưởng VKSND huyện Ea Kar đã nhận tiền để giảm nhẹ mức án cho tội "Trộm cắp tài ...

chọn
Cẩn trọng bẫy 'liều ăn nhiều' với đất nền chưa xong pháp lý
Theo chuyên gia Batdongsan.com, lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro lớn. Nếu đón đầu thành công, các lô đất nền chưa xong pháp lý sẽ mang lại nhiều lợi nhuận vì giá mua vào thấp hơn 20-40%. Song, phần nhiều các lô đất chưa được cấp sổ là do vướng nhiều vấn đề phức tạp, dính quy hoạch… Người mua nên tránh bẫy “liều ăn nhiều”.