Dịch vụ cho thuê bạn chụp ảnh 'sống ảo' gây sốt ở Nhật | |
Lễ hội rước 'của quý' để cầu may ở Nhật Bản |
Không chỉ trả lại chìa khóa, kính râm và những vật dụng dễ mất khác, trong năm 2016, tổng số tiền mặt thất lạc được người Tokyo, Nhật Bản, trình báo với cảnh sát lên đến 3,67 triệu yên, tương đương 32 triệu USD. Ba phần tư số tiền này đã được trả lại cho chủ nhân.
Tại Tokyo, một trong những thành phố đông đúc nhất thế giới, việc người dân "giữ chỗ" bằng cách để điện thoại trên bàn rồi đi gọi đồ cũng không phải điều hiếm. Ngay cả những vận dụng cá nhân không có giá trị cũng sẽ được giữ lại để trả cho người vô tình để quên.
Số tiền được hoàn trả này phản ánh đức tính của người Nhật trong việc coi trọng giá trị tiền bạc và ý thức trả lại đồ cho người bị mất. Theo Toshinari Nishioka, một cựu cảnh sát và hiện là giáo sư tại đại học Kansai, sự thật thà của người dân nơi đây là kết quả của một nền văn hóa và hệ thống giáo dục đề cao nhân phẩm.
“Nhiều trường học tại Nhật Bản tổ chức các lớp dạy về lối sống và đạo đức, giúp học sinh hiểu được cảm giác của người bị mất đồ hoặc tiền bạc. Do đó, nếu bạn thấy một em bé dù mới 10 tuổi đã biết đem một đồng xu chỉ đáng giá 10 yên đến trình báo với cảnh sát thì đó là chuyện rất bình thường", Bloomberg dẫn lời Toshinari nói.
Trong năm 2016, tổng giá trị đồ thất lạc được người dân nước trình báo lên đến 32 triệu USD. Ảnh: The Huffington Post |
Nhật Bản cũng có những quy định rõ ràng về việc hoàn trả đồ thất lạc. Theo đó, bất cứ người nào nhặt được tiền đều phải trình báo với cảnh sát. Họ sẽ được hưởng từ 5 đến 20% số tiền này nếu có người đến nhận lại. Nếu không, toàn bộ tài sản sẽ được giao lại cho người nhặt được sau 3 tháng.
Năm 2015, Nhật Bản đưa vào lưu thông khoảng 103 triệu yên tiền mặt, tương đương với 19% tổng giá trị sản xuất hàng năm của nước này. Theo Ngân hàng Nhật Bản, đây là lượng tiền mặt được đưa vào thị trường cao nhất trong 18 nước và vùng lãnh thổ được nghiên cứu.
Việc lưu thông một lượng lớn tiền mặt khiến Nhật Bản đối mặt với nhiều rủi ro. Trước đó, do tình trạng lạm phát kéo dài suốt hơn một thập kỷ, đầu tư bằng tiền mặt giúp các doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, hiện nay, sau 4 lần thực hiện các gói nới lỏng tiền tệ, ngân hàng trung ương Nhật Bản đã đưa lãi suất về mức không.