Cô giáo 9X và bí quyết giúp trẻ mầm non hào hứng với bài giảng E-Learning

Với bài giảng điện tử E-Learning, trẻ mầm non nếu không thể đến lớp vì lý do nào đó cũng có thể tự học ở nhà với chính cô giáo của mình mà không bị thiếu hụt kiến thức.
co giao 9x va bi quyet giup tre mam non hao hung voi bai giang e learning Hiệu trưởng bị 'tố' chi sai hàng trăm triệu: 'Sai chỗ nào sửa chỗ đó'
co giao 9x va bi quyet giup tre mam non hao hung voi bai giang e learning Hà Nội: Trường trả lại tiền điện, vệ sinh cho phụ huynh sau khi bị 'tố' làm sai quy trình
co giao 9x va bi quyet giup tre mam non hao hung voi bai giang e learning Cô giáo mầm non lương hưu 1,1 triệu/tháng: 'Đi 2 - 3 đám cưới là hết veo tháng lương'
co giao 9x va bi quyet giup tre mam non hao hung voi bai giang e learning Cô giáo mầm non 8X xinh đẹp: Phải 'trực điện thoại' tới 10h tối là bình thường

Nghĩ mọi cách để trẻ tiếp thu bài nhanh hơn

Là một trong các gương mặt thầy cô giáo được tuyên dương danh hiệu "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo năm học 2016 - 2017", cô giáo Nguyễn Thị Trang (SN 1990) - Giáo viên Trường Mầm non Tuổi Thơ, huyện Đông Anh đã có những chia sẻ về quá trình 5 năm áp dụng bài giảng E-Learning do mình thiết kế để trẻ hứng thú và tiếp thu bài học nhanh nhất.

co giao 9x va bi quyet giup tre mam non hao hung voi bai giang e learning
Cô giáo Nguyễn Thị Trang nhận giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" năm học 2016 - 2017.

Học ngành Sư phạm từ năm 2008 và đã vào nghề được 7 năm, cô giáo Nguyễn Thị Trang tâm sự, có lúc cô muốn bỏ giữa chừng vì thấy khó khăn chồng chất. Cô giáo trẻ luôn nung nấu ý tưởng làm sao để trẻ nhanh tiếp thu bài học một cách tự nhiên nhất.

Cô giáo mầm non kể: "Từ khi tôi mới vào nghề, đúng dịp Phòng Giáo dục và Sở GD&ĐT phát động về việc mỗi thầy cô giáo tích cực ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy để trẻ có thể vừa được nghe, được nhìn để hứng thú hơn với bài học; tích hợp thêm nhiều hình ảnh, video một cách trực quan cho bài giảng thay vì chỉ nói bằng lời, để trẻ bắt nhanh với bài học mà không bị nhàm chán. Từ đó, tôi mới nghiên cứu và được sự tư vấn thêm từ các chuyên gia về CNTT và sử dụng một số phần mềm hỗ trợ để thiết kế bài giảng E-Learning.

Với bài giảng E-Learning, nếu vì lý do đặc biệt nào đó mà không thể tới lớp, trẻ vẫn có thể tự học ở nhà với chính thầy cô giáo của mình. Với sự hỗ trợ của bố mẹ và máy tính ở nhà, trẻ vẫn tiếp cận kiến thức của bài học một cách trọn vẹn nhất. Bởi lúc đó, trẻ được học theo kiểu 'một thầy một trò', có bài tập tương tác, bài tập trắc nghiệm nhằm thu hút sự chú ý của trẻ hơn. Còn ở trên lớp đông bạn hơn, nhiều yếu tố tác động vào trẻ nữa".

co giao 9x va bi quyet giup tre mam non hao hung voi bai giang e learning
Cô giáo 9X Nguyễn Thị Trang.

Giải thích cụ thể hơn về phần mềm bài giảng này, cô giáo Nguyễn Thị Trang cho hay, bài giảng E-Learning được soạn thảo theo chuyên môn của từng thầy cô giáo, theo trình tự của tiết dạy. Học sinh được tạo hứng thú và tiếp cận bài học từng bước. Ngoài ra, các con cũng được tiếp cận sâu hơn với các kiến thức phù hợp với nhận thức ở độ tuổi của con. Đây không phải là một phần mềm game hay trò chơi trực tuyến đơn thuần.

"Sau thời gian khoảng 5 năm, theo đánh giá ban đầu, bài giảng E-Learning cũng mang tới những hiệu quả tích cực với trẻ. Ví dụ, cả 45 trẻ cùng học ở trên lớp trong một ngày, tỉ lệ trẻ đạt các chỉ số trong bài học trên lớp chỉ đạt được khoảng 40 - 45%. Nhưng thông qua bài giảng E-Learning tỉ lệ trẻ đạt chỉ số qua bài học tăng lên từ 70 - 80%.

Tuy nhiên, không phải bài nào các cô cũng thiết kế được bài giảng E-Learning, không phải hoạt động nào cũng áp dụng được CNTT vào. Vì chương trình ở bậc mầm non cũng không quá gò bó, các cô cũng phải chọn lọc từng chủ đề, chủ điểm để nghiên cứu xây dựng thành một kho bài giảng phong phú. Việc này cũng được BGH nhà trường quan tâm và chỉ đạo sâu sát, đồng thời mời các chuyên gia CNTT về để dạy cho đội ngũ giáo viên của trường", cô giáo Trang tâm sự.

Thường sau 22h mới làm việc

Kể về một số bài giảng tiêu biểu, cô giáo 9X tâm đắc nhất với bài giảng về 'Khám phá vòng tuần hoàn của nước': "Ở bài giảng này, tôi thiết kế cho trẻ khám phá về các hiện tượng vì sao lại có mưa, vì sao có đám mây, vì sao những hiện tượng đó lại xảy ra thường ngày mà các con nhìn thấy? Thông qua các hình ảnh, video và cả các thí nghiệm cô làm về sự bốc hơi nước của cốc nước nóng để trẻ hình dung ra. Từ đó, cô giáo hệ thống lại những gì trẻ hình dung được từng bước một để trẻ hiểu được vòng tuần hoàn của nước được lặp đi lặp lại như thế nào.

co giao 9x va bi quyet giup tre mam non hao hung voi bai giang e learning
Trẻ được nghe bài giảng về "Khám phá vòng tuần hoàn của nước".

Còn với bài giảng về truyện 'Cô bé bán diêm', ngoài các hình ảnh minh họa, cô giáo cũng sử dụng cả sân khấu rối, tức diễn lại vở kịch đấy để trẻ nhớ được trong truyện có những nhân vật nào, những tình tiết nào ứng với từng nhân vật để nhấn mạnh với trẻ về cốt truyện, truyền tải được tình cảm của từng nhân vật trong câu chuyện. Hoàn toàn không phải bắt trẻ nhớ câu chuyện y chang từ đầu đến cuối theo lối cũ một cách thụ động.

Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể xem và trải nghiệm bài giảng của cô cùng với trẻ trên lớp. Phụ huynh có thể cảm nhận được các cô công phu, tỉ mỉ và truyền tải kiến thức được đến các con như thế nào. Các con lĩnh hội được những gì từ bài giảng E-Learning để cha mẹ đầu tư hơn cho các con về thời gian, tâm huyết. Các bài giảng thiết kế được cũng đều được đưa lên trang web của trường để phụ huynh tham khảo.

Thời khóa biểu lúc nào cũng dán ở cửa lớp. Căn cứ vào kế hoạch tháng, phụ huynh có thể lên trang web của trường để xem có bài giảng về vấn đề, chủ đề đấy để bổ trợ thêm cho con ở nhà".

co giao 9x va bi quyet giup tre mam non hao hung voi bai giang e learning
Trẻ say sưa với bài giảng điện tử "Thỏ nâu làm vườn".

Cô giáo Trang tâm sự: Thiết kế bài giảng E-Learning cũng mất khá nhiều thời gian, công sức. Do đó, số lượng bài giảng cũng chưa được dồi dào. Một phần bởi các cô dành thời gian chăm sóc các con nhiều hơn từ ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt trên lớp, tối về nhà cũng vướng việc gia đình và chăm sóc con cái ở nhà nên cũng bị hạn chế phần nào.

Đặc thù với trẻ mầm non là các con còn quá nhỏ. Khi bố mẹ giao trẻ tới lớp thì các cô vừa đóng vai trò người mẹ, người cô và bằng tình yêu thương, nhiệt tình của mình để chăm sóc trẻ. Trẻ trên lớp cũng không thể tránh được các tình huống ngoài ý muốn như trẻ bị xước xát do đùa nghịch hay tranh giành đồ chơi... Lúc đó, các cô phải cư xử thật khéo và trao đổi lại với phụ huynh để mọi người cùng hiểu.

"Thời gian cô giáo mầm non ở trường gần như chiếm trọn cả ngày tới 5h chiều, tối về còn gia đình, con cái nên công việc cũng khá vất vả. Rất may tôi được sự ủng hộ và sát cánh của ông xã làm trong lĩnh vực CNTT nên mới sắp xếp được hài hòa giữa việc ở nhà và trên lớp. Hiện vợ chồng tôi đã có hai cháu nên thường phải sau 22h hàng ngày, khi các con đã ngủ thì tôi mới có thời gian ngồi vào bàn làm việc. Sổ sách, giáo án cũng làm tranh thủ vào giờ nghỉ trưa để có thời gian chăm sóc gia đình sau giờ lên lớp", cô giáo Trang bộc bạch.

Cô giáo Nguyễn Thị Trang cũng giành giải Nhì cuộc thi quốc gia thiết kế bài giảng E-Learning lần thứ 4 và được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen. Trang cũng đạt một giải Nhất và một giải Nhì cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử E-Learning cấp ngành năm học 2016 - 2017.

Ảnh: NVCC

Bài: Đình Tuệ

co giao 9x va bi quyet giup tre mam non hao hung voi bai giang e learning Cô giáo mầm non lương hưu 1,1 triệu/tháng: 'Đi 2 - 3 đám cưới là hết veo tháng lương'

Sau 40 năm công tác và nhận mức lương hưu hơn 1,1 triệu đồng/tháng, cô giáo Đàm Thị Tý (Đông Phương Yên, Chương Mỹ, Hà ...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.