Thịt, cá, trứng, sữa, làm thế nào để chọn được nguồn protein lành mạnh? |
Nếu dư thừa protein sẽ gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ như tăng tình trạng viêm nhiễm và đau khớp, tăng nguy cơ mắc gút, làm thiếu hụt canxi và vitamin D gây gia tăng nguy cơ mắc chứng đa xơ cứng khi cao tuổi...
Theo TS. Christy Brisette - chuyên gia thuộc Trung tâm Dinh dưỡng quốc gia Mỹ: Một người cần ít nhất 0,8 gram protein trên 1kg cân nặng cơ thể trong 1 ngày. Với một người thường xuyên hoạt động thì cần khoảng 1,2 đến 1,8 gram protein trên 1kg cân nặng. Như vậy, với người nặng 60kg, cơ thể cần bổ sung khoảng 118 gram protein/ngày. Nếu vượt quá mức đó, bạn sẽ không nhận được lợi ích từ protein mà ngược lại, sẽ có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe do thừa protein. Những dấu hiệu sau cảnh báo cơ thể dư thừa chất này.
Khi ăn quá nhiều chất đạm, thận phải làm việc gấp đôi để xả nước tiểu và có thể khiến bạn cảm thấy khát. Cơ thể phải thải nước tiểu nhiều hơn và lãng phí nhiều natri, kali, magiê, vì vậy những người có chế độ ăn quá nhiều chất đạm có xu hướng bị thiếu nồng độ chất điện phân hơn so với người bình thường. Để khắc phục tình trạng này, cần bổ sung thực phẩm trái cây và rau, cũng như đậu và ngũ cốc, những thực phẩm giàu kali và magiê cần thiết cho cơ thể. Hãy đảm bảo rằng chế độ dinh dưỡng của chúng ta thường xuyên được cân bằng giữa protein và thực phẩm giàu khoáng chất từ ngũ cốc, hạt, rau, trái cây.
Cảm thấy khát nước hay tăng cân là những dấu hiệu khi cơ thể dư thừa protein. |
Chế độ ăn giàu chất đạm thường kéo theo ít hoặc không có chất xơ dễ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hoá. Chất xơ prebiotics có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, hành, chuối, tỏi… giúp thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột, khiến cơ thể dễ dàng tiêu hoá thức ăn hơn. Còn khi chế độ ăn giàu đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến những bất thường trong việc tiêu hoá của đường ruột (tiêu chảy, rối loại tiêu hóa, táo bón…) , kèm theo cảm giác trướng bụng và co thắt ruột.
Vì vậy, để chống lại rối loạn tiêu hóa, chứng táo bón, việc tăng cường thêm các loại thực phẩm khác có chứa prebiotic như: Măng tây, táo, lúa mạch, yến mạch, hoặc bắp cải và các loại rau xanh giàu chất xơ, thực phẩm lên men… trong chế độ ăn uống hàng ngày là rất quan trọng.
Nếu chế độ ăn giàu chất đạm lại đi kèm với việc cắt bỏ thực phẩm có chứa chất bột đường carbonhydrates và thực phẩm chứa prebiotic có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn trong thời gian dài.
Nếu không điều chỉnh sự mất cân bằng vi khuẩn trong ruột sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, gây ra tình trạng trầm cảm và lo lắng. Bởi các thực phẩm giàu carbonhydrates làm tăng mức serotonin trong não, là chất dẫn truyền thần kinh hạnh phúc. Nếu không nhận được đủ lượng carbonhydrates sẽ dẫn đến sự thay đổi trong tâm trạng.
Việc lạm dụng chế độ ăn nhiều thịt, giàu protein chắc chắn sẽ gây ra tình trạng tăng cân. Bởi khi cơ thể đã nạp đủ lượng đạm mà nó cần thì lượng đạm dư thừa sẽ chuyển hoá thành chất béo dự trữ cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn nạp quá nhiều đạm vào cơ thể bạn rất dễ tăng cân.
Chế độ ăn quá nhiều thịt và protein thường dẫn tới tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp của chứng ketosis - do cơ thể của bạn đã bị xáo trộn nhằm đẩy mạnh quá trình đốt cháy chất béo.
6 hiểu lầm tồi tệ về protein mà các bạn đang mắc phải | |
Những loại rau củ giàu protein | |
Bổ sung protein từ thực vật giúp sống thọ hơn |