‘Cơn ác mộng rác’ ập đến Đà Lạt sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2019

Với 3 ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, rất nhiều người đổ về Đà Lạt để du lịch, nghỉ dưỡng. Nhưng sau kì lễ, “cơn ác mộng” mang tên rác thải lại ập đến với thành phố xinh đẹp này bởi sự vô ý thức của không ít du khách.
‘Cơn ác mộng rác’ ập đến Đà Lạt sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 - Ảnh 1.

Đà Lạt ngập ngụa trong rác sau lễ.

Những hình ảnh Đà Lạt mộng mơ ngập ngụa trong rác sau những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch vừa qua đã khiến nhiều người cảm thấy "sốc". 

Sau khi hàng nghìn lượt du khách đổ về du lịch, quán xá buôn bán nhộn nhịp thì hình ảnh còn sót lại là một Đà Lạt "yếu ớt", xấu xí và lôi thôi, mất hết vẻ lãng mạn vốn có.

‘Cơn ác mộng rác’ ập đến Đà Lạt sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 - Ảnh 2.

‘Cơn ác mộng rác’ ập đến Đà Lạt sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 - Ảnh 3.

Chợ Đà Lạt là cả biển rác.

Không chỉ khu vực chợ đêm mà ngay cả những tuyến phố, quanh khu vực hồ Xuân Hương, Lê Đại Hành, quảng trường Lâm Viên,… đều có rác. Mọi góc gần trung tâm thành phố đập vào mắt người xem, phần lớn chỉ có... rác và rác.

‘Cơn ác mộng rác’ ập đến Đà Lạt sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 - Ảnh 4.

Góc đường Lê Đại Hành.

Có thể thấy, từ những vỏ chai nhựa đến những chiếc túi nylon, hộp xốp, lon nước vứt ngập khắp nơi từ trung tâm thành phố đến những con đường nhỏ lân cận. Những công nhân môi trường vẫn đang miệt mài thu dọn rác thải nhưng dường như là không xuể khi "mặt trận" rác vẫn chất đông như không có điểm dừng.

‘Cơn ác mộng rác’ ập đến Đà Lạt sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 - Ảnh 5.

Cạnh bên các gian hàng ở chợ đêm Đà Lạt.

Có thể do việc xuất hiện lượng lớn du khách đã mang đến không ít những vấn đề về môi trường như lượng rác thải tăng gấp nhiều lần ngày thường. Tại Đà Lạt, những hình ảnh được ghi lại cho thấy, khắp nơi đều tràn ngập rác nhưng chẳng còn một bóng người. Bởi du khách đã về sau khi kết thúc kì nghỉ lễ, chỉ còn lại những đống rác thải bẩn thỉu vứt tràn lan trên đường mà thôi.

‘Cơn ác mộng rác’ ập đến Đà Lạt sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 - Ảnh 6.

Những địa điểm là nơi tụ tập, ăn uống, mua sắm của khách du lịch.

"Nhìn mà bức xúc quá, có tiền đi du lịch mà không có tí ý thức nào hay sao?", "Trả lại Đà Lạt mộng mơ, sạch đẹp như trước đây cho chúng tôi được không?", "Ý thức quá kém của người dân là đây chứ đâu, giờ thì khổ người công nhân môi trường và khổ cho cả Đà Lạt", "Cứ thế này thì Đà Lạt rồi sẽ biến thành cái gì đây, nhìn mà phẫn nộ quá",... là những bình luận của cư dân mạng để lại.

Xem thêm: Đà Lạt bây giờ không còn là TP buồn nhưng cũng chẳng gợn niềm vui

‘Cơn ác mộng rác’ ập đến Đà Lạt sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 - Ảnh 7.

Công việc của công nhân môi trường cũng đội lên so với bình thường.

Vào mỗi dịp lễ, Đà Lạt vẫn cố gồng mình để đáp ứng nhu cầu của một lượng đông du khách đổ về vui chơi, thăm thú nhưng có lẽ bài toán về cảnh quan, môi trường vẫn chưa có lời giải đáp. Một bộ phận du khách, người dân địa phương chẳng đoái hoài tới ý thức bảo vệ môi trường, dẫn đến việc làm xấu đi hình ảnh của những nơi nổi tiếng về du lịch, cụ thể là thành phố hoa Đà Lạt.

‘Cơn ác mộng rác’ ập đến Đà Lạt sau lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2019 - Ảnh 8.

Khu chợ nhếch nhác khi đã vãn khách.

Không chỉ riêng Đà Lạt mà ở nhiều địa điểm khác, vấn nạn rác thải vẫn luôn là đề tài nóng sau mỗi kỳ nghỉ. Có thể công việc dọn rác, giữ gìn cảnh quan là trách nhiệm của công nhân môi trường, của cơ quan chức năng nhưng nếu ý thức của nhiều người không được cải thiện thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách con người và văn hóa du lịch của Việt Nam.

Nguồn ảnh: An Hoàng

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.