Cơn khát máy thở trên toàn cầu và hướng đi của các quốc gia trong 'bão' Covid-19

Tình hình dịch bệnh Covid-19 lan rộng dẫn đến nhu cầu về máy thở tăng cao đột biến ở các quốc gia. Nhiều nơi đã phải tìm hướng đi cả trong và ngoài nước để giải quyết nhu cầu cấp bách về máy thở phục vụ quá trình điều trị bệnh nhân.

Một máy thở có thể cung cấp khí oxy đến phổi và giúp giảm nồng độ CO2 trong cơ thể. Thiết bị này thường được sử dụng bằng cách đưa một ống dẫn khí vào miệng hoặc mũi bệnh nhân rồi sau đó đưa xuống vùng khí quản. Điều này cho phép máy thở điều hòa không khí ra vào trong phổi.

Cơn khát máy thở và hướng đi của các quốc gia trong tâm bão Covid-19 - Ảnh 1.

Nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất của một nhà máy sản xuất máy thở ở Sanhe, tỉnh Hà Bắc (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Các bệnh nhân bị nhiễm virus corona nặng cần máy vì nồng độ oxy trong máu giảm nhanh chóng - một tình trạng gọi là thiếu oxy trong máu - có thể gây tổn thương nội tạng và có khả năng đe dọa đến tính mạng.

Vì vậy, máy thở là thiết bị y tế tối cần thiết để cứu sống những người bệnh đã ở giai đoạn hai lá phổi bị virus tấn công, tàn phá nghiêm trọng.

Nhu cầu và năng lực sản xuất máy thở từ Trung Quốc 

Khi dịch bệnh phát tán đầu tiên ở Trung Quốc, quốc gia này đã tham gia vào cuộc đua sản xuất máy thở để chữa trị các bệnh nhân tại chính nơi đây. Nhân viên của Công ty Beijing Aeonmed, Bắc Kinh, Trung Quốc đã làm việc suốt ngày đêm từ hôm 20/1 để sản xuất máy thở phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho biết, kể từ ngày 3/3, các nhà sản xuất chính của nước này đã cung cấp khoảng 14.000 máy thở không xâm lấn và 2.900 máy xâm lấn cho Hồ Bắc, khu vực dịch Covid – 19 bắt nguồn.

Về mặt vĩ mô, Trung Quốc gần như là quốc gia tiên phong về chạy đua sản xuất máy thở kể từ khi dịch bệnh bắt đầu. Động thái này cũng là một phần trong những nỗ lực rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm khuyến khích nối lại công việc và ổn định hoạt động kinh tế, vì sự lan rộng toàn cầu của dịch bệnh có thể làm xấu đi triển vọng thương mại quốc tế.

Xu Kemin, một quan chức của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin cho biết, nhu cầu về máy thở đa chức năng ở nước ngoài đang tăng lên, và các nhà sản xuất ở Trung Quốc đang ngày đêm phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm của họ.

"Trung Quốc có 21 nhà sản xuất máy thở đa chức năng và 8 trong số họ đã đạt được dấu CE bắt buộc của Liên minh châu Âu", Xu nói.

Các công ty đã hợp đồng cho 20.000 máy thở đa chức năng, và hiện đang có nhiều đơn hàng hơn nữa đổ về mỗi ngày.

"Kể từ ngày 19 tháng 3, các công ty này đã cung cấp hơn 1.700 máy thở đa chức năng cho các bệnh viện ở nước ngoài. Điều đó tương đương với một nửa nguồn cung năm nay cho các bệnh viện trong nước", Xu nói.

Quan chức này nói rằng, rất khó để tăng qui mô sản xuất trong bối cảnh lây nhiễm, vì mỗi máy thở có hơn 1.000 thành phần, và một số nhà cung cấp chính của các bộ phận này được đặt ở châu Âu.

"Thật không thực tế khi hi vọng rằng Trung Quốc, chiếm một phần năm sản lượng toàn cầu, có thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu", Xu nói.

Không ai ngờ đến tình huống thiếu máy thở nghiêm trọng đến vậy

Đức và Italy dẫn đầu cuộc tranh giành giữa các quốc gia về máy thở khi các nhà sản xuất cảnh báo, các bệnh viện ở khắp mọi nơi phải đối mặt với việc thiếu thiết bị quan trọng cần thiết để điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona. 

Và gần đây, Mỹ tiếp tục góp mặt trong cuộc chiến giành máy thở đặt hàng từ những quốc gia có năng lực sản xuất như Trung Quốc và thậm chí quốc gia này còn tự cung tự cấp, dùng nguồn lực nội tại.

Giữa tháng 3, chính phủ Đức đã cần đến 10.000 máy thở. Đây là đơn hàng lớn nhất dành cho một nhà sản xuất thiết bị y tế từ trước đến nay và tương đương với sản lượng bình thường trong một năm.

Italy hiện ảnh hưởng nặng nề khi trở thành tâm dịch lớn thứ 2 thế giới với hơn 101.000 ca mắc và hơn 11.000 ca tử vong. Từ giữa tháng 3, nước này cũng yêu cầu một số lượng 5.000 máy thở và các thiết bị y tế cần thiết khác.

Trong khi đó, Mỹ đang là quốc gia xếp đầu bảng về nhu cầu máy thở khi số lượng người nhiễm virus corona là 164.266 người, với mong muốn chữa trị được tối đa số lượng người nhiễm tránh dẫn đến tử vong. Số máy thở mà Mỹ cần dùng đến có thể lên tới 750.000 máy.

Ở Anh, Bộ Y tế quốc gia cho biết, Anh chỉ có 8.175 máy thở. Trong khi đó, Chính phủ Anh tin sẽ cần tới 30.000 thiết bị này ở giai đoạn đỉnh dịch. 

Trước nhu cầu gia tăng đột biến về máy thở, Andreas Wieland, giám đốc điều hành của nhà sản xuất máy thở lớn nhất thế giới Hamilton Medical cho biết: "Trong những năm gần đây, các quốc gia đang xây dựng nguồn cung cấp máy thở, để chuẩn bị cho một tình huống có thể xảy ra. Nhưng không ai ngờ đến một tình hình nghiêm trọng đến như vậy".

Wieland sở hữu một công ty Thụy Sĩ tư nhân có khả năng sản xuất 15.000 máy thở mỗi năm, đã tăng sản lượng lên 30 – 40%.

Hamilton, có trụ sở tại Mỹ, cùng với Công ty Getinge của Thụy Điển có sản lượng hơn 10.000 máy thở mỗi năm, cho biết không một nhà sản xuất nào có thể tự mình giải quyết những đơn hàng khổng lồ đến từ các quốc gia như vậy.

Các quốc gia tự tìm đường giải quyết

Đứng trước thực tế thiếu hụt nghiêm trọng về máy thở, một số nhà sản xuất mang tính biểu tượng thế giới đang cố gắng bù đắp sự thiếu hụt nghiêm trọng của máy thở bằn cách chuyển đổi mô hình sản xuất.

Hôm 30/3, hãng sản xuất ô tô của Mỹ Ford và GE Health cho biết, liên doanh này sẽ cung cấp cho thị trường 50.000 máy thở chỉ trong 100 ngày. Và dự định tiếp tục sản xuất 30.000 máy mỗi tháng sau đó.

Virgin Orbit, một công ty trong lĩnh vực tên lửa của Richard Branson, cho biết họ sẽ có thể sản xuất vài trăm máy thở mỗi tuần bắt đầu từ tháng tới.

Ở Anh, một nhóm các nhà sản xuất bao gồm 14 công ty trong đó có Roll-Royce đang thực hiện chế tạo hai mẫu máy thở khác nhau được gọi là Project Oyster và Project Penguin.

Chính phủ Anh cũng đã đặt vấn đề với hãng Volkswagen về khả năng sau khi dừng chế tạo ô tô sẽ chuyển sang chế tạo máy thở. Volkswagen tuyên bố sẽ sản xuất 200.000 máy trợ thở nhóm FFP-2 và FFP-3, sau khi hoàn tất việc cải tạo dây chuyền sản xuất ô tô sang mục đích mới. Volkswagen cũng đang thử nghiệm máy in 3D để sản xuất các thành phần cho máy thở.

Hãng ô tô Mahindra CIE cho biết đang làm việc với một nhà sản xuất máy thở ở Ấn Độ để giúp đơn giản hóa mẫu sản phẩm và đẩy mạnh sản xuất, bao gồm cả việc triển khai sản xuất ở vài nhà máy của Mahindra.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.