11 quan niệm sai lầm nhưng vô cùng phổ biến về người vô tính |
Có nhiều người vô tính sợ hãi khi nhắc đến quan hệ tình dục
Người vô tính (trong tiếng Anh là Asexual) được định nghĩa là người không cảm thấy hoặc ít bị hấp dẫn về mặt tình dục với người khác.
Trong người vô tính lại chia ra thành nhiều nhóm khác nhau. Dựa trên thái độ với tình dục, người vô tính bao gồm: người ghê sợ sự va chạm, vuốt ve với đối tác; người vẫn có thể ôm hôn nhưng sợ hãi tình dục; người có ham muốn tình dục nhưng ở mức độ ít. Một số người vô tính vẫn có thể thích xem "phim người lớn", thủ dâm, nhưng họ không muốn làm "chuyện đó" với người khác.
(Ảnh: mythicalasexual. Việt Hóa: Mai Linh) |
Dù không hoặc ít bị hấp dẫn về tình dục nhưng người vô tính vẫn có sự hấp dẫn về mặt tình cảm. Dựa trên sự hấp dẫn về mặt tình cảm, người vô tính được chia thành:
- Toàn tính vô tính: Bị hấp dẫn về mặt tình cảm bởi một người bất kì, không quan trọng giới tính của người đó (cùng giới, khác giới, không rõ giới tính)
- Vô tính vô tính: Không hấp dẫn về mặt tình cảm bởi bất kỳ ai.
- Song tính vô tính: Bị hấp dẫn về mặt tình cảm bởi cả nam và nữ.
- Đồng tính vô tính: Bị hấp dẫn về mặt tình cảm bởi người cùng giới.
- Dị tính vô tính: Bị hấp dẫn về mặt tình cảm bởi người khác giới.
- Demiromantic: Chỉ bắt đầu thu hút với một người khi đã có sự gắn bó mật thiết, có thể là song tính, đồng tính, dị tính...
Chưa có số liệu thống kê chính thức về người vô tính Việt Nam
Ngay từ những năm 1970, xu hướng tính dục vô tính đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Đến năm 2004, học giả người Canada Anthony Bogaert đã công bố kết quả nghiên cứu về khuynh hướng tỷ lệ dân cư không có ham muốn tình dục tăng lên. Theo đó, nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu thu thập trên 18.000 người Anh và lập luận rằng, có tới 1 % dân số là người vô tính. Nghiên cứu nhận định có thể số người vô tính cũng nhiều không thua kém gì những người đồng tính. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, số người tự xác định là vô tính ít hơn nhiều so với đồng tính và song tính.
Tại Việt Nam, những năm trở lại đây, mạng xã hội đã kết nối những người xác định mình là vô tính lại với nhau. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có con số liệu thống kê chính thức cũng như nghiên cứu khoa học nào về người vô tính ở Việt Nam.
Đỗ Văn Tuấn, (quản lý mạng lưới người vô tính Việt Nam) cho biết: “1 đến 2 năm gần đây, người vô tính đã hiện diện nhiều hơn. Ít nhất, họ đã cùng tham gia vào mạng lưới người vô tính thông qua fanpage, các nhóm bí mật. Trong đó, một nhóm bí mật mà Tuấn quản lý có tới 400 người là vô tính. Một fanpage mở dành cho người vô tính chưa và đã công khai có tới hơn 3.000 người theo dõi.”
Đỗ Văn Tuấn, admin cộng đồng người vô tính. (Ảnh: Mai Linh) |
Hiện tại, tỷ lệ người vô tính ở Việt Nam công khai với gia đình và xã hội chỉ là con số vô cùng nhỏ so với nhóm LGBT. Đa phần những người mang xu hướng tính dục này lựa chọn một cuộc sống giấu mình, lặng lẽ.
Cũng không ít những người vô tính đang phải trải qua giai đoạn hoang mang về chính con người của mình. Họ đôi lúc nhầm lẫn, đánh đồng giữa xu hướng tính dục vô tính là căn bệnh về tâm lý. Hoặc họ vẫn chưa tìm được câu trả lời cho sự khác biệt của cơ thể mình.
Song có thể thấy rằng, những người vô tính đang phải chịu sự kì thị lớn trong xã hội bởi họ bị đánh đồng bởi rất nhiều định kiến.
P.T.M (25 tuổi), một người vô tính đến từ Hà Nội cho biết: 'Mình nhận ra mình là người vô tính khi 23 tuổi. Tuy nhiên, lúc mình có chia sẻ với bạn bè về xu hướng tính dục này thì nhiều người cho rằng, "không ai có thể thánh thiện đến nỗi yêu mà không tình dục". Trong khi đó bố mẹ lại cho rằng mình đang ngộ nhận, đấy là trào lưu thích sống độc thân của người trẻ. Vì những định kiến đó mà bản thân mình luôn cảm thấy khó chịu và áp lực."
Ở độ tuổi nào mới nhận ra mình có là vô tính hay không?
Đến thời điểm hiện tại, chưa có một có số thống kê chính thức nào về khoảng thời gian nhận ra một người có là vô tính hay không? Điều này cũng như những trải nghiệm khi nhận ra bạn có phải là người đồng tính, song tính hay chuyển giới.
Mỗi người đều có một độ tuổi nhất định để nhận ra mình đang có xu hướng tính dục vô tính. Ở Việt Nam, người vô tính tham gia vào các diễn đàn chủ yếu là những người trẻ có độ tuổi từ 18-30.
Biểu tượng của người vô tính. |
Trước nhiều quan điểm cho rằng, tất cả mọi người phải trải qua quan hệ tình dục mới biết được chắc chắn mình có phải là vô tính không, Đỗ Văn Tuấn khẳng định rằng: "Đó là quan điểm sai lầm. Bởi bản thân người vô tính là bẩm sinh."
Kết luận
Đến nay, tình dục đồng giới đã được công khai chấp nhận tại nhiều nơi trên thế giới và đã có rất nhiều người hạnh phúc vì điều đó. Tính dục vô tính cũng vậy, đó là một xu hướng tính dục tự nhiên, không ai có thể tự thay đổi, cũng không phải do khuyết tật hay bệnh. Đó là một thực tế cần được công nhận. Đơn giản, đó là công nhận một sự khác biệt, đa dạng trong cuộc sống.
Những người nổi tiếng... có thể là người vô tính
Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều cái tên có khả năng là người vô tính, bao gồm cả các nhà thơ, tiểu thuyết gia, ... |
Nhìn hành động có biết được người vô tính hay không?
Nếu bạn muốn biết ai đó là vô tính, bạn phải nói chuyện với họ về nó. Không có dấu hiệu ngoại hình hay hành ... |
Chàng trai vô tính: 'Nhiều người khuyên tôi nên khám sinh lý'
Ở Việt Nam, khái niệm "người vô tính" còn khá mới mẻ. Cũng bởi vậy, nhiều nhận định sai lầm về nhóm thiểu số này ... |