Thuật ngữ LGBT được sử dụng nhiều năm nay trên nhiều tổ chức thế giới, là từ viết tắt cho người đồng tính nữ (Lesbian), người đồng tính nam (Gay), người song tính (Bisexual), người chuyển giới (Transgender).
Quyền của cộng đồng người LGBT được Liên Hiệp Quốc đánh giá cao bởi vấn đề nhân quyền cần được thực hiện tại các quốc gia, vũng lành thổ trên toàn thế giới.
Cờ bảy sắc là biểu tượng của cộng đồng LGBT (nytimes) |
10 năm trở lại đây, quyền người LGBT được đấu tranh và công nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có những chuyển biến tích cực về cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới.
Tuy nhiên, các tổ chức như Liên Hiệp Quốc, viện bảo vệ quyền con người iSee… đã bắt đầu bổ sung thêm quyền về người vô tính (Queer) và người liên giới tính (Intersex).
Trong đó, người vô tính (Queer, Asexual hay Nonsexuality) là cá thể không bị hấp dẫn tình dục hoặc ít quan tâm đến hoạt động tình dục. Đây được xem là một dạng thiên hướng tính dục, xuất phát từ nhu cầu sinh lí của con người. Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy tỉ lệ người vô tính chiếm 1% dân số nước Anh.
Ảnh minh họa |
Một số cộng đồng người vô tính được thành lập những năm đầu thế kỉ 21, trong đó nổi tiếng nhất là Asexual Visibility and Education Network (AVEN) do David Jay thành lập và điều hành.
Ngoài cộng đồng người vô tính, Hiệp hội liên giới tính Bắc Mỹ (ISNA) đã công bố và định nghĩa về cộng đồng người liên giới tính (Intersex). Theo đó, tổ chức này cho biết: "Người liên giới sinh ra với cấu trúc sinh dục không giống với những suy nghĩ thông thường về nam hay nữ".
Giới tính được xác định thông qua cơ quan sinh sản và nội tiết tố sinh dục. Vì vậy, một người với cơ quan sinh dục bình thương vẫn có khả năng là người liên giới tính.
Theo thống kê của tổ chức ISNA, người liên giới chiếm 1 – 2% dân số hiện nay. Tức cứ 2000 người thì có 1 người liên giới. Ở Việt Nam, đã có trường hợp liên giới tính và thực hiện phẫu thuật bộ phận sinh dục để sống đúng với nhu cầu tính dục của bản thân. Trường hợp cô giáo Pham Lê Quỳnh Trâm, sau khi thực hiện phẫu thuật đã trở thành phụ nữ với cậu tạo sinh dục là nữ.
Phạm Lê Quỳnh Trâm được công nhận là người liên giới đầu tiên tại Việt Nam (Ảnh: Vnexpress) |
Vì vậy, khái niệm LGBT hiện nay được nhiều cơ quan báo chí và tổ chức viết đầy đủ với tên gọi LGBTQI+ (người đồng tính nữ, người đồng tính nam, người song tính, người chuyển giới, người vô tính, người liên giới tính). Dấu cộng biểu thị cho những xu hướng về giới và bản dạng giới mới nếu được khoa học và xã hội công nhận.
XEM THÊM
Đàn ông và giày cao gót: từ mốt thời trang đến định kiến giới tính
Khi ‘dòng chảy’ thời trang hiện đại đã linh hoạt đến mức rào cản giới tính đôi khi bị lu mờ hoàn toàn, vẫn còn ... |
Cặp đồng tính nữ cùng mang thai, sinh con cùng tháng sau 17 năm yêu nhau
Nếu đúng theo ngày dự sinh, cả hai sẽ cùng lâm bồn vào cuối tuần này. |
Phim về giới đồng tính: Gai góc và ngày càng chất
Không chỉ đem đến cho khán giả những hình ảnh giàu cảm xúc và đậm giá trị nghệ thuật, |