Công ty Rạng Đông: Thực hư 2 lần xin chuyển đổi đất… bất thành

Gần 2 năm Công ty Rạng Đông đã nhiều lần xin di dời nhà máy, điều chỉnh qui hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng lô đất nhưng vẫn chưa được các sở, ngành của Hà Nội đồng ý.

Gần 2 năm Công ty Rạng Đông đã nhiều lần xin di dời nhà máy, điều chỉnh qui hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng lô đất nhưng vẫn chưa được các sở, ngành của Hà Nội đồng ý.

Công ty Rạng Đông: Thực hư 2 lần xin chuyển đổi đất… bất thành - Ảnh 1.

Lô đất Công ty Rạng Đông đang sở hữu rộng khoảng 5,7ha

Công ty Rạng Đông trước đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, sau cổ phần hóa, bán hết vốn trở thành công ty cổ phần do tư nhân nắm giữ từ năm 2015.

2 lần xin chuyển đổi… bất thành

Lô đất Công ty Rạng Đông đang sở hữu rộng 57.416m2 (khoảng 5,7ha) là đất vàng trong nội đô Hà Nội. Khu đất nằm trong qui hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2005, bao gồm các ô đất được ký hiệu C1-HH14, C1-CC3, C1-TH3, C1-TH5, và C1-CX7.

Năm 2007, TP Hà Nội cấp sổ đỏ Công ty Rạng Đông quản lý sử dụng khu đất với một phần thuê 30 năm từ 1.9.2004, một phần là đất thuê hàng năm.

Quy hoạch này thể hiện khu đất của Công ty Rạng Đông có chức năng sử dụng: đất công cộng, hỗn hợp, với dự kiến mật độ xây dựng khoảng 30% - 40%, tầng cao công trình 3 - 50 tầng.

Công ty Rạng Đông: Thực hư 2 lần xin chuyển đổi đất… bất thành - Ảnh 2.

Công văn tham gia ý kiến thực hiện nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch chi tiết khu đất Công ty Rạng Đông

Đất công cộng đơn vị ở, ký hiệu C1 - CC3, với dự kiến mật độ xây dựng khoảng 40%, tầng cao công công trình 2 - 5 tầng. Đất cây xanh đơn vị ở, ký hiệu C1 - CX7 với dự kiến mật độ xây dựng khoảng 5%, tầng cao công trình là 1 tầng.

Thuyết minh tổng hợp ban hành kèm theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 cũng nêu rõ: “Trong đất công cộng, hỗn hợp ưu tiên bố trí các chức năng công cộng, bao gồm các chức năng: văn phòng, thương mại, dịch vụ, tài chính, văn hoá, khách sạn… có thể bố trí chức năng ở.

Công ty Rạng Đông: Thực hư 2 lần xin chuyển đổi đất… bất thành - Ảnh 3.

Bản đồ quy hoạch khu đô thị H2-3

Tuy nhiên, phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận và phải đảm bảo các điều kiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu vực. Dân số trong chức năng đất công cộng, hỗn hợp sẽ được cân đối trên cơ sở dân số toàn ô quy hoạch, cụ thể sẽ được các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và dự án đầu tư xây dựng…”.

Sau khi hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp, trở thành doanh nghiệp 100% vốn tư nhân, dựa theo quy hoạch phân khu được TP Hà Nội duyệt, trong 2 năm 2017 và 2018, Công ty Rạng Đông đã 2 lần xin được lập quy hoạch 1/500 và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, di dời nhà máy. Tuy nhiên, cả 2 lần xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất này đều không được TP Hà Nội phê duyệt.

Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đã có văn bản trả lời Công ty Rạng Đông nêu rõ, việc di dời, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lập quy hoạch chi tiết 1/500 theo Quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 được duyệt là chưa có cơ sở để xem xét, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền đối với việc sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa.

Khu đất cần phải thu hồi

Điều đáng lưu ý, gần 1 năm trước, Công ty Rạng Đông ban hành thông báo xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc bổ sung ngành nghề, cụ thể là ngành nghề kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê và tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất.

Lãnh đạo Công ty Rạng Đông cho rằng việc bổ sung ngành nghề là bước đệm để quy hoạch khu đất của nhà máy (tại số 87 - 89 Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) làm văn phòng, tòa nhà làm việc hỗn hợp.

Tuy nhiên, theo quy hoạch phân khu đô thị của UBND TP Hà Nội vào năm 2015, khu đất của Công ty Rạng Đông tại P. Hạ Đình không thể hiện được xây chung cư, văn phòng.

Thế nhưng, tháng 5/2018, Chứng khoán BIDV phát đi một báo cáo cho biết Công ty Rạng Đông đã nhận được sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất và có quyền chuyển đổi mục đích khu đất này.

Được biết, lô đất 5,7ha nằm trong “thủ phủ công nghiệp” được đánh giá là đất vàng tại Hà Nội. Phần lớn các nhà máy khu vực này đã được di dời, biến thành các khu đô thị như: Royal City; Thống Nhất Complex; Khu nhà ở 90 Nguyễn Tuân; TNR Goldseason… Mỗi căn hộ đang được  bán giá từ 35 - 60 triệu đồng/m2, nhiều lô liền kề, biệt thự có giá bán hơn 200 triệu đồng/m2.

Một chuyên gia bất động sản xin giấu tên cho rằng, khu đất vàng Công ty Rạng Đông đang sở hữu có giá trị cao, nếu chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở cần phải được thu hồi lại, còn Công ty Rạng Đông sẽ được đền bù một khoản tiền.

Công ty Rạng Đông muốn xây dựng dự án bất động sản trên khu đất này thì phải tham gia đấu giá như nhiều doanh nghiệp khác, ai bỏ giá cao thì được chứ không thể tự mình đề xuất.

“Đất doanh nghiệp sau cổ phần hóa từ đất sản xuất bỗng nhiên trở thành đất ở mà không thông qua đấu giá, khiến tài sản của Nhà nước có nguy cơ thất thoát, phục vụ lợi ích nhóm, đem lại lợi nhuận cao. Hiện TP. HCM cũng đang phải tạm dừng lại tất cả những dự án bất động sản tại những khu đất như thế" – chuyên gia này nhấn mạnh.


chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.