Công viên Thống Nhất kinh doanh chật vật

Do khó khăn từ tiết giảm chi phí đầu tư công, Công viên Thống Nhất đặt kế hoạch kinh doanh giảm mạnh trong những năm tiếp theo.

Với không gian rộng và được ví như "lá phổi xanh của Hà Nội", Công viên Thống Nhất là địa điểm quen thuộc cho mục đích tham quan, vui chơi giải trí của du khách và là nơi tổ chức các chương trình, sự kiện ngoài trời lớn.

Năm 2016, đơn vị này ghi nhận 44,5 tỷ đồng tổng doanh thu và 1,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm 2015, lợi nhuận của Công viên Thống Nhất gần như không thay đổi, trong khi doanh thu giảm 29%.

cong vien thong nhat kinh doanh chat vat
Kết quả kinh doanh của Công viên Thống Nhất trong những năm gần đây và kế hoạch trong những năm tới. Nguồn: Công viên Thống Nhất

Trong báo cáo mới công bố, ban lãnh đạo Công viên cho biết, chủ trương tiết giảm chi phí đầu tư công của Chính phủ và thành phố Hà Nội đã gây ảnh hưởng lớn đến khối lượng duy trì, cũng như doanh thu sản xuất kinh doanh của Công viên.

Là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích,

nguồn thu của Công viên Thống Nhất chủ yếu đến từ việc duy trì, chăm sóc cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ. Tuy nhiên, phần doanh thu từ hoạt động này trong năm 2016 chỉ đạt gần 29,5 tỷ đồng, giảm gần 60% so với năm trước và chỉ đạt 70% kế hoạch đã đề ra.

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến ban lãnh đạo Công viên đặt kế hoạch kinh doanh giảm mạnh trong năm 2017 và những năm tiếp theo. Theo đó, doanh thu năm 2017 của đơn vị này dự kiến giảm 24% so với thực hiện năm 2016 còn 34 tỷ đồng, với lợi nhuận sau thuế đạt 400 triệu đồng, giảm hơn 70%.

Cũng theo kế hoạch trong 5 năm tới, Công viên dự kiến giữ nguyên quy mô tổng tài sản đạt gần 54 tỷ và vốn chủ sở hữu 37,4 tỷ

đồng. Nợ phải thu đặt mục tiêu giảm từ 20 tỷ năm 2017 còn 10 tỷ năm 2021, trong khi nợ phải trả giảm từ 9 tỷ xuống 2 tỷ đồng.

Cuối tháng 9/2016, Công viên Thống Nhất cùng với vườn thú Thủ Lệ, công ty nước sạch Hà nội và một số doanh nghiệp phục vụ lợi ích công khác đã được đề xuất trong kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 của UBND thành phố Hà Nội.

Theo kế hoạch này,

UBND thành phố sẽ chỉ giữ vốn ở các doanh nghiệp cần nắm giữ cổ phần chi phối (trên 50%) theo quy định của Nhà nước. Còn lại, sẽ thoái toàn bộ vốn với các doanh nghiệp khác.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.