Cục Di sản văn hóa lên tiếng về việc phá dỡ nhà thờ Bùi Chu

Ngày 2/5, Cục Di sản văn hóa có văn bản gửi Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định liên quan đến công trình nhà thờ Bùi Chu.

Theo văn bản Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) gửi Sở VH-TT-DL tỉnh Nam Định liên quan đến thông tin về công trình nhà thờ Bùi Chu, do Phó Cục trưởng Trần Đình Thành ký, Cục Di sản văn hóa đề nghị Sở VH-TT-DL Nam Định khẩn trương kiểm tra nội dung thông tin báo chí đã nêu liên quan đến công trình này.

Cục Di sản văn hóa lên tiếng về việc phá dỡ nhà thờ Bùi Chu - Ảnh 1.

Nhà thờ Bùi Chu là một công trình có ý nghĩa cột mốc của sự thâm nhập và phát triển thiên chúa giáo, công giáo ở Việt Nam

Cục cũng đề nghị Sở “báo cáo UBND tỉnh Nam Định giao các cơ quan liên quan của tỉnh đề xuất phương án bảo vệ, tu bổ công trình nhà thờ Bùi Chu, báo cáo UBND tỉnh Nam Định và Bộ VH-TT-DL trước ngày 6/5”.

Trước đó, Cục Di sản văn hóa tiếp nhận thông đến công trình nhà thờ Bùi Chu trên báo chí. Trong đó, báo nêu việc hơn 20 kiến trúc sư vừa ký tên vào đơn đề nghị cứu xét gửi Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định, kiến nghị tạm dừng phá dỡ nhà thờ Bùi Chu.

Thông tin trên báo cũng nêu: các kiến trúc sư cho biết, sau 2 ngày khảo sát, có thể nhận thấy công trình nhà thờ Bùi Chu chỉ hư hỏng nhẹ, phần mái bị thấm dột, trần mái một số chỗ bong tróc. Kết cấu khung chịu lực còn tốt, bảo đảm khả năng chịu lực lâu dài nếu được gia cố thêm. Tường ngoài nhà rêu mốc vì lâu năm không được tu sửa, việc này k hắc phục đơn giản. Nhưng qua khảo sát và đọc bản vẽ, các kiến trúc sư này cho rằng đây là việc đập đi xây mới với hình thức và quy mô khác di sản hiện có.

Cũng chính nhóm kiến trúc sư này sau khi gửi đơn đề nghị cứu xét đã gửi thỉnh nguyện thư tới Đức giáo hoàng Francis để xin cứu nhà thờ Bùi Chu.

Ông Nguyễn Đức Giang, Linh mục chánh xứ, Tổng đại diện giáo phận Bùi Chu, cho biết nhà thờ đã xuống cấp nhiều năm, được sửa chữa nhiều lần và đến nay không thể sửa chữa được nữa. “Vì sự an toàn của giáo dân và việc thờ phượng, chúng tôi phải đại tu lại chính tòa. Việc đại tu chính tòa đã được hội đồng linh mục bàn bạc rất kỹ từ lâu và được giáo dân ủng hộ”, ông nói.

Theo vị linh mục này, việc đại tu nàh thờ hoàn toàn dựa trên khuôn mẫu kiến trúc nhà thờ cũ. Phần tường bằng gạch chắc chắn sẽ phải đập đi. Các phần bằng gỗ, đá sẽ được tận dụng nếu phù hợp với công trình mới hoặc giữ lại trưng bày.

Giấy phép xây dựng nhà thờ Bùi Chu đã được cấp năm 2016. Ông Đặng Ngọc Cường, Chủ tịch UBND H.Xuân Trường, cho biết: “Việc xây dựng nhà thờ chính tòa Bùi Chu đã được Sở Xây dựng Nam Định cấp phép nên hoàn toàn đúng pháp luật. Nhà thờ chính tòa Bùi Chu có từ năm 1885 đã xuống cấp và cũng không phải là công trình, di tích lịch sử được công nhận”.

Theo GS Hoàng Đạo Kính, nguyên Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích, nhà thờ Bùi Chu là một công trình có ý nghĩa cột mốc của sự thâm nhập và phát triển thiên chúa giáo, công giáo ở Việt Nam, nhất là phía Bắc. Nó là biểu hiện của sự hội nhập, kiến trúc Thiên chúa giáo phương Tây với kiến trúc bản địa. Những người truyền bá đạo Thiên chúa giáo muốn thu hút giáo dân, cũng như sử dụng chất liệu và tài khéo của nghệ nhân Việt Nam.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.