Cuộc chiến mẹ chồng - nàng dâu, chồng nên đứng về phe ai?

Những câu chuyện về mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu luôn khiến các anh chồng phải đau đầu vì không thể tìm ra phương án hòa hợp đôi bên. 

Có lẽ không một đấng mày râu nào, có thể tưởng tượng ra sau khi kết hôn, sẽ phải bước vào "cuộc chiến" không hồi kết giữa mẹ và vợ mình. Chuyện mẹ chồng - nàng dâu không hòa hợp, "bằng mặt mà không bằng lòng" hoặc tệ hơn công khai "tuyên chiến" với nhau khiến đàn ông lâm vào thế tiến không được, thoái không xong. Thế nên không ít gia đình, đành cho con trai và con dâu ra ở riêng cho êm cửa êm nhà, sau một thời gian sống chung quá ngột ngạt và bí bách.

cuoc chien me chong nang dau chong nen dung ve phe ai
Cuộc chiến không hồi kết giữa hai người đàn bà, mẹ và vợ. (Ảnh minh họa)

Trong "cuộc chiến" này, người đàn ông đóng vai trò như một người hòa giải, vừa phải mềm mỏng, vừa phải khôn khéo nếu muốn hai người đàn bà quan trọng nhất ấy tìm được tiếng nói chung.

Về phần các cô vợ, các cô cũng phải nhớ rằng, đừng bao giờ bắt chồng mình phải chọn lựa giữa vợ và mẹ. Mẹ thì chỉ có một, vợ thì có thể có rất nhiều người. Phụ nữ cần chấp nhận sự thật không mấy ngọt ngào này. Bản năng tự nhiên của đàn ông sẽ thúc giục họ phải bảo vệ và đứng về phía mẹ mình. Họ cũng chẳng sung sướng gì đâu, đối với họ, bị kéo vào mớ mâu thuẫn phức tạp này thực sự là một thử thách gây đau đầu.

Các ông chồng biết rằng nếu đứng về phía vợ, chắc chắn mẹ sẽ không hài lòng. Nếu ủng hộ mẹ, người vợ có thể sẽ không còn tôn trọng anh ấy như trước nữa. Nguyên nhân là do những người đàn ông không ở bên cạnh vợ bị coi là kẻ hèn nhát, trong khi đó, người chồng luôn bên vợ tất cả các khoảng thời gian sẽ được gọi là “sợ vợ”.

cuoc chien me chong nang dau chong nen dung ve phe ai
Người chồng cần mềm mỏng và khôn khéo khi đứng giữa mẹ và vợ. (Ảnh minh họa)

Thực chất, các vấn đề hoặc tranh luận giữa mẹ chồng – nàng dâu thường xoay quanh những vấn đề quá nhỏ nhặt và tủn mủn. Vì vậy, sẽ tốt hơn nếu chồng để mẹ và vợ cùng nhau ngồi lại và nói chuyện. Trong gia đình, nhất quyết không được để xảy ra tình trạng liên quan đến lạm dụng thể chất hoặc lạm dụng cảm xúc. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của việc lạm dụng, người chồng cần phải kiểm soát lại tình hình và đứng ra bảo vệ cuộc sống gia đình.

Thay vì xây dựng hình ảnh để được khen ngợi là "con trai ngoan" hay "người chồng tốt”, người đàn ông trong gia đình nên xem xét, đánh giá tình hình một cách khách quan và không để xảy ra bạo lực gia đình. Nếu nguyên nhân tranh cãi đến từ phía cha mẹ, người chồng cần đứng ra bảo vệ vợ của mình. Trong trường hợp ngược lại, người đàn ông có thể bảo vệ mẹ mình bằng cách khuyên bảo, giải thích nhẹ nhàng với vợ. Lúc này, người chồng sẽ đóng vai trò người hòa giải của cả hai bên.

Tuy nhiên, giải pháp tốt nhất người chồng có thể thực hiện là hãy để mẹ chồng – nàng dâu ngồi lại nói chuyện với nhau để họ tự hóa giải khúc mắc. Càng nói chuyện nhiều, càng dễ gần gũi và hiểu nhau hơn. Lời khuyên đối với các ông chồng chính là đừng để đến khi xung đột trở nên căng thẳng tới mức chỉ có thể đứng giữa hai phe: mẹ và vợ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Giá chung cư Hà Nội từ 2019 đến nay biến động ra sao?
Thống kê của VARS, giá bán trung bình của căn hộ Hà Nội hiện khoảng 60 triệu/m2, tăng 64% so với quý I/2019.