Cường đôla đến thời 'vận đỏ', bầu Đức bán máy bay riêng

Trong khi gia đình Cường đôla "đút túi" cả nghìn tỷ đồng nhờ cổ phiếu QCG tăng trần 16 phiên liên tiếp thì một đại gia phố núi khác là bầu Đức đã bán máy bay riêng. Đồng thời, bầu Đức cũng thu về hơn 1.300 tỷ đồng khi mảng mía đường được chuyển nhượng cho hai công ty của ông Đặng Văn Thành.
cuong dola den thoi van do bau duc ban may bay rieng Bầu Đức bán mảng mía đường cho đại gia Đặng Văn Thành giá 1.330 tỷ
cuong dola den thoi van do bau duc ban may bay rieng Số phận những chiếc máy bay của đại gia Việt giờ ra sao?
cuong dola den thoi van do bau duc ban may bay rieng Quốc Cường Gia Lai phải trả nợ gần 1.700 tỷ trong hơn một tháng
cuong dola den thoi van do bau duc ban may bay rieng
Cường đôla đến thời "vận đỏ", bầu Đức bán máy bay riêng (ảnh minh họa).

Tuần qua, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (mã QCG), doanh nghiệp mang tên thiếu gia Cường đôla đã bị Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường vì vi phạm từ 3 lần trở lên trong vòng 1 năm quy định về công bố thông tin.

Không lâu trước đó, QCG cũng đã bị HoSE nhắc nhở vì chậm công bố thông tin thay đổi nhân sự chủ chốt bao gồm việc từ nhiệm của Ban Kiểm soát và quyết định miễn nhiệm, bổ nhiệm kế toán trưởng.

Tuy nhiên, bất chấp những thông tin trên, cổ phiếu QCG vẫn tăng trần 16 phiên liên tiếp trên thị trường chứng khoán. Với mức giá 19.800 đồng đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/5, cổ phiếu QCG đã tăng tới 330,43% so với 1 năm qua và ghi nhận tăng gần 200% sau 1 tháng giao dịch.

Với mức tăng giá tuyệt đối 12.900 đồng sau chuỗi tăng trần vừa qua, ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đôla) đã "đút túi" gần 7 tỷ đồng, trong khi bà Nguyễn Thị Như Loan có thêm hơn 1.300 tỷ đồng và em gái ông Cường là Nguyễn Ngọc Huyền My có thêm hơn 508 tỷ đồng trong tài khoản chứng khoán.

Đáng chú ý, tại đại hội đồng cổ đông thường niên dự kiến tổ chức vào tháng 6 tới, QCG sẽ trình phương án trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 8,6%. Đây là lần trả cổ tức bằng tiền đầu tiên của doanh nghiệp này sau 5 năm.

Giữa lúc nhà Cường đôla vào "vận đỏ" thì trên thị trường chứng khoán cũng không ít đại gia, ngược lại, không gặp may. Đơn cử như mới đây, một nhà đầu tư cá nhân là bà Nguyễn Thị Duyên đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vi phạm hành chính 125 triệu đồng do không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật.

Cụ thể, bà này đã mua vào 8.367.600 cổ phiếu tương ứng 50,97% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (mã: HHC) nhưng không đăng ký chào mua công khai.

Điều đáng nói là bà Duyên ước tính đã phải bỏ ra khoảng 406 tỷ đồng trong khi sau hai lần bán không lâu sau đó, số cổ phần này chỉ mang về cho nữ đại gia khoảng 368 tỷ đồng. Nói cách khác, với thương vụ lướt sóng cổ phiếu HHC trong vòng chưa đầy 1 tháng, bà Nguyễn Thị Duyên đã lỗ khoảng 38 tỷ đồng, chưa kể còn bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt thêm 125 triệu đồng do vi phạm quy chế chào mua công khai cổ phiếu.

Một thông tin đáng chú ý khác, tuần qua có thông tin xác nhận ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã bán máy riêng của mình. Bầu Đức vốn được biết là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay riêng (nếu không kể đến ông Trần Trinh Huy, còn gọi là Ba Huy thời kỳ 1930-1940).

Chiếc King Air 350 của bầu Đức là máy bay phản lực cánh quạt 2 động cơ loại nhỏ, có sức chở tối đa 11 người, được sản xuất bởi Beech Aircraft Corporaton (Mỹ) năm 2005. Năm 2008, bầu Đức chi khoảng 5 triệu USD mua lại chiếc máy bay này, sau đó phải chi thêm khoảng 2 triệu USD nộp thuế, thuê tổ lái, bảo dưỡng kỹ thuật... để đưa vào khai thác.

Đường bay chủ yếu của King Air 350 là kết nối từ TP.HCM đến các dự án của Hoàng Anh Gia Lai ở trong nước và các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar với tầm bay hơn 2.000 km.

Liên quan đến hoạt động kinh doanh của "ông bầu", tuần qua, hai công ty chủ lực của hệ thống Thành Thành Công do ông Đặng Văn Thành sáng lập là Đường Biên Hòa (BHS) và Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) đã chính thức công bố nghị quyết về việc đầu tư chiến lược vào Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Sugar).

Theo đó, hai công ty này sẽ mua toàn bộ 100% vốn điều lệ của HAGL Sugar từ các đối tác (hơn 99% là từ HAGL Agrico). Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính của HAGL thì từ tháng 8 năm ngoái, HAGL đã bàn giao các chức vụ quản lý chủ chốt ở HAGL Sugar và Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Attapeu cùng với quyền vận hành, quản lý kinh doanh đối với nhà máy đường, nông trường mía và các tài sản liên quan thuộc nhóm công ty mía đường cho một bên thứ ba (được cho là Thành Thành Công).

Thương vụ này dự kiến mang về cho bầu Đức hơn 1.300 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của HAGL Sugar chỉ là 815 tỷ đồng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.