Cựu lãnh đạo TP Đà Nẵng sai sót có hệ thống, không phải là sáng tạo

Theo Viện KSND, Trần Văn Minh, Phan Văn Anh Vũ và các bị cáo khác đã câu kết thực hiện hành vi phạm tội, mang tính hệ thống trong thời gian dài với cùng một mục đích là thâu tóm nhà đất công sản ở TP Đà Nẵng.
Cựu lãnh đạo TP Đà Nẵng sai sót có hệ thống, không phải là sáng tạo - Ảnh 1.

Bị cáo Trần Văn Minh trả lời trước tòa. (Ảnh: Lê Quân)

Hôm qua (10/1), trong ngày thứ 9 phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến sai phạm đất đai, công sản, làm thiệt hại hơn 22.000 tỉ đồng ở TP Đà Nẵng, đại diện Viện KSND TP Hà Nội tranh luận với bào chữa của 2 cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng là Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến; Phan Văn Anh Vũ (Chủ tịch Công ty CP xây dựng 79, Công ty CP Bắc Nam 79) và 18 bị cáo khác.

Đại diện Viện KSND nhắc lại lời khai chối tội của bị cáo Trần Văn Minh cho rằng chỉ biết bán nhà công sản cho người mua, không biết việc bán cho Phan Văn Anh Vũ. Ông Minh cũng cho hay đã thực hiện đúng chủ trương của TP Đà Nẵng và quy định pháp luật. Ngoài ra, một số việc không phù hợp với pháp luật nhưng là sự sáng tạo để thành phố phát triển. Tuy nhiên, Viện KSND đã bác bỏ lập luận này dù không phủ nhận sự phát triển của TP Đà Nẵng, vì “không thể coi đó là kết quả của các chủ trương chính sách trái pháp luật”.

Cựu lãnh đạo TP Đà Nẵng sai sót có hệ thống, không phải là sáng tạo - Ảnh 2.

Từ trái qua, các bị cáo: Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến, Phan Văn Anh Vũ. (Ảnh: TTXVN)

Viện KSND cũng đánh giá bị cáo Phan Văn Anh Vũ hiểu rõ các quy định của pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản và nhiều luật pháp khác nên lập ra nhiều công ty và trực tiếp liên hệ với lãnh đạo TP Đà Nẵng, các công ty được giao đất để tác động đến lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng xin mua nhà, giao đất trái pháp luật. Với những việc quá khó thì lợi dụng các văn bản trái pháp luật của Bộ Công an để làm. Vì việc đó, bị cáo Vũ đã phải chịu trách nhiệm hình sự, bị xử về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Một số bị cáo khác là giám đốc doanh nghiệp đều khai bị cáo Phan Văn Anh Vũ thỏa thuận sẽ quan hệ với TP Đà Nẵng và chi một khoản tiền cho các doanh nghiệp là “chi phí di dời” khi mua lại các dự án, công sản, đất đai. Tại mỗi dự án, Phan Văn Anh Vũ đều trao đổi với lãnh đạo TP Đà Nẵng nên đủ cơ sở khẳng định bị cáo Vũ là người mua các dự án nhà đất, nhà công sản không qua đấu giá và được giảm hệ số sinh lời.

Từ những luận điểm trên, Viện KSND kết luận đủ cơ sở xác định bị cáo Trần Văn Minh, Phan Văn Anh Vũ và các bị cáo khác đã câu kết thực hiện hành vi phạm tội, mang tính hệ thống trong thời gian dài với cùng một mục đích là thâu tóm nhà đất công sản, không phải là sáng tạo.

Phan Văn Anh Vũ “cầu mong tha cho 14 cựu lãnh đạo Đà Nẵng”

Cuối giờ chiều, 21 bị cáo được nói lời sau cùng trước khi nghị án và dự kiến sẽ tuyên án vào chiều 13/1. Bị cáo Phan Văn Anh Vũ đã “cầu mong HĐXX hãy xem xét tha cho 14 lãnh đạo TP Đà Nẵng” vì họ không có sai phạm gì, tất cả vì sự phát triển của TP Đà Nẵng, không câu kết móc ngoặc với bản thân mình làm thất thoát hơn 22.000 tỉ đồng.

Cựu lãnh đạo TP Đà Nẵng sai sót có hệ thống, không phải là sáng tạo - Ảnh 3.

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ. (Ảnh: Sơn Vũ)

Bị cáo này cũng xin xem xét chứng cứ hành vi “nếu có tội thì cứ tuyên án, nhưng nếu không có tội thì căn cứ lời khai, hồ sơ chứng cứ mà dành cho bản thân một bản án đúng pháp luật”.

Bị cáo Trần Văn Minh trình bày đã làm mọi việc không phải vì động cơ cá nhân, không phải vụ án tham nhũng nên mong HĐXX xem xét, kết hợp với quá trình công tác. Trước đây, Đà Nẵng nhếch nhác để sau 10 năm thành TP đáng sống như bây giờ là có sự đóng góp của anh em ngồi đây. Quá trình làm cũng có sai sót này kia, không tránh được”, bị cáo Văn Hữu Chiến nói, đồng thời cũng xin HĐXX xem xét chiếu cố để có bản án hợp , hợp tình.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.