Cựu thượng tá quân đội Út 'Trọc' dùng bằng giả để thăng tiến

Ông Đinh Ngọc Hệ (Út 'Trọc') nhiều lần sử dụng bảng điểm và bằng tốt nghiệp đại học giả trong việc nâng lương, bổ nhiệm, phong quân hàm.

Ngày 30/7, tại trụ sở Tòa án Quân sự thủ đô, Tòa án Quân sự quân khu 7 mở phiên sơ thẩm xét xử ông Đinh Ngọc Hệ (Út 'Trọc', cựu thượng tá quân đội, cựu phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụSử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức.

Ba bị cáo Bùi Văn Tiệp (61 tuổi, cựu sư đoàn trường 367, Quân chủng phòng không không quân) cùng Trần Văn Lâm (41 tuổi, tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P), Trần Xuân Sơn (32 tuổi, nguyên giám đốc chi nhánh Bình Dương của công ty Thái Sơn) bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ.

Ông Phùng Danh Thắm (53 tuổi, cựu đại tá, cựu chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

cuu thuong ta quan doi ut troc dung bang gia de thang tien
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại phiên tòa ngày 30/7. Ảnh: TTXVN

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát quân sự Trung ương, khoảng năm 2000, ông Hệ mua một bảng điểm và bằng tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân giả về “loại hình đào tạo tại chức, ngành Quản trị kinh doanh” với giá 2,5 triệu đồng.

Trong phần trả lời thẩm vấn sáng nay, bị cáo Hệ khai "biết việc nhờ người học thay để có bằng” nên áp dụng cách này. "Bị cáo mua bằng là đúng hay sai?”, chủ tọa hỏi. Ông Hệ đáp: “Lúc đó nhận thức của bị cáo vẫn đúng”.

Ông Hệ khai khi chuyển sang công ty ADCC và bị phát hiện bằng tốt nghiệp giả, từ năm 2005 đã không sử dụng bằng này nữa. Tuy nhiên, chủ tọa công bố tài liệu cho hay, trong các năm 2007, 2010, 2012 ông đã ba lần chứng thực về tấm bằng trên. Trước chứng cứ này, bị cáo nói "không biết" và cho rằng "việc truy tố là quá khắc nghiệt".

Đường đi của tấm bằng đại học giả

Cơ quan tố tụng cáo buộc, tháng 10/2003, sau khi được điều động từ Cục Hậu cần (Quân khu 7) về Xí nghiệp Hải Âu - Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam, ông Hệ nộp bản sao bằng và bảng điểm giả. Căn cứ hồ sơ, Xí nghiệp Hải Âu đề nghị bổ nhiệm ông Hệ từ quân nhân chuyên nghiệp sang sĩ quan. Tuy không được Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam đồng ý do chưa học qua trường sĩ quan nhưng ông ta vẫn tiếp tục đưa bằng giả vào hồ sơ đề nghị nâng lương từ tháng 8/2004 đến tháng 5/2005.

Tháng 8/2005, khi chuyển về Công ty ADCC (Quân chủng Phòng không – Không quân), ông Hệ tiếp tục dùng bằng giả để công ty làm đơn đề nghị bổ nhiệm sĩ quan và kê khai lý lịch xin vào Đảng. Tuy nhiên, công ty ADCC xác định bằng đại học của ông Hệ là giả nên không làm thủ tục chuyển sĩ quan và kết nạp Đảng. Ông Hệ sau đó cũng không cung cấp bằng chính đại học chính quy với lý do “thất lạc”.

Tháng 11/2006, về nhận công tác tại nhà máy A41 (Quân chủng Phòng không – Không quân), ông Hệ rút bản sao bằng đại học, bảng điểm giả và công văn trả lời của Đại học Kinh tế quốc dân ra khỏi hồ sơ.

Tháng 1/2008, ông Hệ chuyển về Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga công tác và hai tháng sau thì được bổ nhiệm làm phó phòng kinh doanh Công ty Thái Sơn. Tháng 3/2011, ông là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng). Thời gian này, ông Hệ tiếp tục đưa bằng giả vào hồ sơ để nâng lương, phiên quân hàm quân nhân chuyên nghiệp, kết nạp đảng viên, bổ nhiệm cán bộ.

Năm 2010, ông Hệ được Bộ Tổng tham mưu nâng lương và tăng quân hàm từ thiếu tá lên trung tá. Tháng 3/2011, ông là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P.

Tháng 2/2012, ông Hệ được kết nạp vào Đảng sau 5 tháng làm thủ tục. Toàn bộ hồ sơ đảng viên đều thể hiện Đinh Ngọc Hệ tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân.

Tháng 8/2015, ông Hệ được phong hàm thượng tá, gần một năm sau được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn.

cuu thuong ta quan doi ut troc dung bang gia de thang tien
Cáo trạng xác định, trong quá trình điều tra ông Hệ không thừa nhận hành vi phạm tội. Ảnh: TTXVN

Theo cáo trạng, ông Hệ vì động cơ vụ lợi đã xin mua 38 xe bằng vốn tự có và đăng ký biển quân sự và biển xanh 80A. 29 xe đã được ông chỉ đạo đem thế chấp, cho thuê, giao cho những người khác sử dụng trái quy định. Việc làm trên của ông Hệ đã khiến nhiều người gửi đơn thư tố cáo, gây ảnh hưởng đến uy tín của quân đội.

Ông Hệ còn lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp quân đội làm kinh tế quốc phòng để báo cáo sai với UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương. Ông bị cáo buộc câu kết làm giả một số hợp đồng, hợp thức nguồn gốc xăng dầu kém chất lượng nhằm tránh bị xử phạt, gây thất thu cho ngân sách gần 1,5 tỷ đồng.

Các bị cáo Đinh Ngọc Hệ, Trần Văn Lâm, Trần Xuân Sơn, Bùi Văn Tiệp bị xét xử theo khoản 3 điều 356 Bộ luật hình sự 2015 về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ ba năm đến 15 năm tù.

Tội danh thứ hai của ông Hệ là Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức, theo điều 341 Bộ luật hình sự 2015 với khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến 5 năm tù.

Bị cáo Phùng Danh Thắm bị buộc tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 285 Bộ luật hình sự 1999 với khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ ba năm đến 5 năm tù.

cuu thuong ta quan doi ut troc dung bang gia de thang tien Vụ xử Út 'trọc': Cựu Chủ tịch Công ty Thái Sơn tự nguyện khắc phục hậu quả

Ông Phùng Danh Thắm tự nguyện nộp... 20 triệu đồng góp phần khắc phục hậu quả vụ án.

cuu thuong ta quan doi ut troc dung bang gia de thang tien Xét xử vụ 'Út trọc': Lợi dụng danh nghĩa doanh nghiệp quân đội để kinh doanh

Bắt đầu từ sáng 30/7, tại trụ sở Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội, Tòa án quân sự Quân khu 7 mở phiên ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.