Điểm lại 5 đại án chấn động năm 2018

Đại án DongABank liên quan đến Vũ “nhôm”; xét xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh… và hàng loạt đại án gây chấn động dư luận trong năm 2018.

Đại án kinh tế tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp Dầu khí (PVC)

diem lai 5 dai an chan dong nam 2018
Ông Đinh La Thăng tại phiên toà. (Ảnh: An ninh Thủ đô).

Vào hồi tháng 1/2018, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên án chung thân đối với ông Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam – PVC) và tuyên án 13 năm tù đối với ông Đinh La Thăng liên quan đến sai phạm trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.

Đầu tháng 2/2018, Trịnh Xuân Thanh nhận án chung thân trong vụ “Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam - PVP Land”.

Trong vụ án này, Trịnh Xuân Thanh với vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC (Tổng công ty sở hữu 28% vốn điều lệ của PVP Land) đã chỉ đạo, móc nối, thông đồng với các đồng phạm để thực hiện ký Hợp đồng chuyển nhượng tại dự án Nam Đàn Plaza với giá 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá trị thực tế đã đặt cọc 52 triệu đồng/m2 để lấy số tiền chênh lệch hơn 87 tỉ đồng và cùng nhau chiếm đoạt 49 tỉ đồng.

Trung tuần tháng 3/2018, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội tuyên án ông Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm trong vụ thất thoát 800 tỉ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).

Theo đó, Tòa tuyên án ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch HĐTV PVN) mức án 18 năm tù và bồi thường 600 tỉ đồng.

Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 9/2008, ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo và quyết định việc PVN góp vốn vào OceanBank để PVN trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng này.

Thực hiện chỉ đạo và chủ trương của Đinh La Thăng, các bị cáo trong vụ án đã tích cực thực hiện 3 lần góp vốn của PVN vào OceanBank với tổng số tiền 800 tỉ đồng.

Hậu quả, với năng lực yếu kém của OceanBank và những hành vi vi phạm của Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank), OceanBank đã bị thua lỗ nghiêm trọng không còn giá trị vốn của chủ sở hữu; dẫn đến toàn bộ số tiền 800 tỉ đồng vốn góp của PVN (là số vốn của Nhà nước giao cho PVN quản lý) tại OceanBank đã bị mất hoàn toàn và Ngân hàng Nhà nước buộc phải mua lại OceanBank với giá 0 đồng.

Vụ án liên quan đến Vũ 'nhôm'

diem lai 5 dai an chan dong nam 2018
Ông Phan Văn Anh Vũ. (Ảnh: VietNamNet).

Tháng 12/2017, Bộ Công an khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") về tội Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước.

Ngày 7/2/2018, Phan Văn Anh Vũ tiếp tục bị khởi tố, tạm giam 4 tháng về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để làm rõ vi phạm pháp luật của người này và các cá nhân, tổ chức có liên quan trong việc mua, bán các nhà, đất công sản tại TP Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố khác.

Ngày 18/4, Phan Văn Anh Vũ tiếp tục bị khởi tố về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản để điều tra về khoản tiền 200 tỉ Ngân hàng Đông Á bị thất thoát.

Chiều 30/7, sau khi xét xử, TAND TP Hà Nội đã công bố bản án 9 năm tù giam đối với ông Phan Văn Anh Vũ.

Tại vụ án Ngân hàng Đông Á được TP HCM xét xử Vũ "nhôm" khai có 3 tên khác và 2 quốc tịch. Đến ngày 20/12, HĐXX Tòa án TP HCM tuyên án 17 năm tù đối với Vũ "nhôm". Tổng hợp hình phạt mà Vũ "nhôm" phải nhận gồn cảc bản án trước đó là 25 năm tù.

Cùng vụ án này cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á - Trần Phương Bình chung thân về tội "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" và 20 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

“Út trọc” Đinh Ngọc Hệ nhận án 12 năm tù

diem lai 5 dai an chan dong nam 2018
Ông Đinh Ngọc Hệ tại tòa. (Ảnh: Dân trí).

Ngày 31/7, Tòa án quân sự Quân khu 7 đã tuyên phạt ông Đinh Ngọc Hệ (tức “Út trọc”, cựu Thượng tá quân đội, cựu Phó tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) án 10 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và 2 năm tù về tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức”, tổng hợp hình phạt là 12 năm tù.

Theo bản án, dù ông Hệ không thừa nhận hành vi như cáo buộc, song Hội đồng xét xử nhận thấy khi giữ chức chủ tịch HĐQT Công ty phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng, bị cáo đã đề nghị Ban lãnh đạo Tổng công ty Thái Sơn mua ô tô bằng vốn tự có và đăng ký biển quân sự, biển xanh 80A.

Ông Hệ chỉ đạo ông Lâm thế chấp, cho thuê, mượn 28 trong 39 xe biển quân sự, biển xanh 80A, thu lời bất chính hơn 6 tỉ đồng. Theo tòa, việc đăng ký, cho thuê, thế chấp các xe này đã gây thất thoát hơn 3 tỉ đồng do không nộp thuế trước bạ.

Ngoài ra, Đinh Ngọc Hệ đã chỉ đạo cấp dưới lợi dụng danh nghĩa là doanh nghiệp quân đội làm kinh tế quốc phòng, báo cáo sai sự thật với ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương, cấu kết làm giả hợp đồng gửi xăng, hợp thức nguồn gốc xăng dầu kém chất lượng, nhằm tránh bị xử phạt, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hơn 1,4 tỉ đồng.

Xét xử ông Trầm Bê và ông Phạm Công Danh

diem lai 5 dai an chan dong nam 2018
Ông Phạm Công Danh. (Ảnh: Thành Nguyễn/VnExpress).

Ngày 6/8, TAND TP. HCM tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB) 20 năm tù, tổng hợp hình phạt bản án phúc thẩm VNCB giai đoạn 1, bị cáo Danh phải nhận mức án chung là 30 năm tù; bị cáo Trầm Bê (59 tuổi, nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín - Sacombank) 4 năm tù.

Theo cáo trạng, Phạm Công Danh nhận chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín từ bà Hứa Thị Phấn, ngân hàng này làm ăn thua lỗ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sau đó đã đặt Đại Tín (sau này là VNCB) vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Phạm Công Danh đã chỉ đạo nhân viên thuộc Tập đoàn Thiên Thanh dùng 6.630 tỉ của VNCB gửi vào Sacombank, BIDV, TPBank để bảo lãnh khoản vay thông qua 29 lượt công ty do ông Danh thành lập hoặc mượn pháp nhân, rồi chuyển tiền về cho Phạm Công Danh sử dụng. Sau đó, 3 ngân hàng thu hồi nợ từ tiền gửi của VNCB, tổng số tiền là 6.126 tỉ đồng.

Do các công ty làm hồ sơ vay khống, không thực hiện kinh doanh theo phương án đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nên không có tiền trả nợ, Ngân hàng VNCB thực hiện bảo lãnh nhưng không yêu cầu cầm cố, thế chấp tài sản nên không thu lại được tiền bảo lãnh, dẫn đến VNCB bị thiệt hại hơn 6.126 tỉ đồng.

Riêng Trầm Bê đã giới thiệu Phạm Công Danh với nguyên Tổng giám đốc Phan Huy Khang, sau đó chỉ đạo nhân viên dưới quyền hợp pháp hóa thủ tục giải ngân cho các công ty của Danh vay 1.800 tỉ đồng bằng các hồ sơ khống, gây thiệt hại cho VNCB 1.840 tỉ đồng.

Đại án kinh tế ở ngân hàng Ocean Bank

Trong gian đoạn 1 đại án kinh tế, tham nhũng tại OceanBank, các cơ quan tố tụng đã làm rõ hành vi của 50 bị cáo về các tội Tham ô, Lạm dụng chức vụ, Vi phạm quy định về cho vay và Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Vào đầu tháng 5/2018, TAND cấp cao tại Hà Nội tại phiên phúc thẩm đã tuyên phạt bị cáo Hà Văn Thắm mức án chung thân về các tội Tham ô tài sản và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, cựu Tổng giám đốc OceanBank bị tuyên án tử hình về các tội Tham ô tài sản và Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản...

Theo cáo buộc, trong quá trình điều hành Oceanbank, Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn và đồng phạm đã để xảy ra nhiều vi phạm trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần, chi lãi suất ngoài hợp đồng.

Các sai phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà băng này và các cổ đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. Cơ quan chức năng xác định tổng số tiền Oceanbank bị thiệt hại là gần 2.000 tỉ đồng.

Vụ đánh bạc nghìn tỉ qua mạng ở Phú Thọ

diem lai 5 dai an chan dong nam 2018
Phút chạm mặt giữa 2 cựu tướng công an ở tòa. (Ảnh: Zing.vn).

Đường dây đánh bạc qua mạng thu hút hàng triệu tài khoản tham gia, với số tiền hàng chục nghìn tỉ đồng được vạch trần trong tháng 4/2018. Cơ quan điều tra xác định liên quan trong đường dây này có hai cựu tướng công an là ông Phan Văn Vĩnh và ông Nguyễn Thanh Hóa.

Vụ án đưa ra xét xử 92 bị cáo trong 6 nhóm tội danh liên quan đến vụ đường dây đánh bạc nghìn tỉ qua mạng được đánh giá là "phiên tòa lịch sử" trong ngành tố tụng của tỉnh Phú Thọ nói riêng, cả nước nói chung.

Chiều 30/11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ đã tuyên án phạt đối với 92 bị cáo trong vụ án đánh bạc nghìn tỉ.

Nguyễn Văn Dương (nguyên Chủ tịch HĐTV công ty CNC) bị tuyên phạt 10 năm tù; Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ - công ty VTC online) lĩnh 5 năm tù về cả hai tội Tổ chức đánh bạc và Rửa tiền.

Ông Phan Văn Vĩnh (cựu Trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) bị tuyên phạt 9 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cùng tội danh này, ông Nguyễn Thanh Hóa (cựu Thiếu tướng, cựu Cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống, tội phạm sử dụng công nghệ cao - C50, Bộ Công an) bị tuyên phạt 10 năm tù. Bị cáo Vĩnh và Hóa còn bị áp dụng hình phạt bổ sung 100 triệu đồng.

diem lai 5 dai an chan dong nam 2018 Truy tố 4 cựu lãnh đạo Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn

Viện KSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 4 bị can nguyên là lãnh đạo Công ty cổ phần lọc hóa dầu ...

diem lai 5 dai an chan dong nam 2018 Nguyên phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình bị bác kháng cáo

Cho rằng, cấp sơ thẩm truy tố, xét xử các bị cáo là có cơ sở, đúng pháp luật nên đại diện VKS đề nghị ...

diem lai 5 dai an chan dong nam 2018 Ông Hà Văn Thắm bị khởi tố thêm tội mới

Cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm bị khởi tố thêm tội mới do chỉ đạo cấp dưới ký kết hơn hợp đồng khống để ...

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.