Đà Nẵng xử phạt gần 1,3 tỉ đồng vi phạm an toàn thực phẩm trong 6 tháng

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Ban Quản lí an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng (Ban QLATTP TP Đà Nẵng) đã xử phạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống vi phạm với số tiền gần 1,3 tỉ đồng.

Báo cáo Ban QLATTP TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã tiến hành kiểm tra 12.875 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Trong số đó, đã xử phạt hành chính 212 cơ sở với số tiền gần 1,3 tỉ đồng vì không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Những trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm chủ yếu là không bảo quản riêng biệt từng loại thực phẩm sống và thức ăn chín dẫn đến nguy cơ ô nhiễm chéo, cống rãnh khu vực chế biến thực phẩm không thông thoát, ứ đọng ảnh hưởng đến môi trường chế biến thực phẩm. Khu vực chế biến thực phẩm có côn trùng và động vật gây hại, dụng cụ bảo quản thực phẩm ăn ngay không đảm bảo vệ sinh.

kiem tra an toan thuc pham

Người tiêu dùng chọn lựa thực phẩm tại siêu thị. (Ảnh: Văn Luận).

Trong 6 tháng đầu năm, các cấp ngành TP Đà Nẵng đã thành lập 19 đoàn kiểm tra giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ các sự kiện, lễ hội trên địa bàn.

Các sở ngành, quận huyện đã tổ chức tuyên truyền về tiêu chí xây dựng chợ đảm bảo an toàn thực phẩm cho các hộ tiểu thương; đầu tư sửa chữa, xây mới các hạng mục công trình đáp ứng tiêu chí chợ đảm bảo an toàn thực phẩm, hướng dẫn hộ tiểu thương ghi chép nguồn gốc xuất xứ hàng hóa; kiểm soát tình hình kê khai nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa rau, trái cây, thủy sản ngoại tỉnh nhập vào các chợ…

Ban QLATTP TP Đà Nẵng cho biết, hiện một số cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ chưa chấp hành nghiêm quy định về an toàn thực phẩm, vi phạm về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị sản xuất, kinh doanh…

Các cơ sở thức ăn đường phố hoạt động ngoài giờ hành chính, thường xuyên biến động, điều kiện tạm bợ, địa điểm kinh doanh chật hẹp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên nhận thức và thực hành của người kinh doanh còn hạn chế. Do đó, công tác quản lí, kiểm tra, xử lí vi phạm đối với loại hình này còn khó khăn.

Theo Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, Phó Chủ tịch thành phố - Lê Trung Chinh đã đề nghị, trong thời gian tới, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm và công khai trên các phương tiện truyền thông những cơ sở vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Lấy mẫu giám sát tồn dư thuốc bảo vệ thực phẩm, kháng sinh, kim loại nặng… các thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Liên quan đến việc xử phạm an toàn thực phẩm, mới đây vào tháng 4, có 14 người của đoàn du khách Lào nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm khi du lịch Đà Nẵng.

Đội Quản lí An toàn thực phẩm số 2 đã tiến hành thanh tra đột xuất khách sạn Seafront (240 Võ Nguyên Giáp, Sơn Trà, Đà Nẵng) theo quyết định số 230/QĐ-BQLATTP ngày 16/4/2012 của Ban QLATTP.

Tại thời điểm thanh tra, đoàn phát hiện khu vực chế biến có côn trùng gây hại xâm nhập. Đoàn đã lập thủ tục xử phạt vi phạm hành chính hành vi trên với số số tiền phạt 4 triệu đồng.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.