Đắk Nông: Người dân chưa xuống đồng khi chưa tổ chức lễ hội Lồng Tồng

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán người dân tộc Nùng ở xã Long Sơn (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) lại nô nức chào đón lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ Xuống đồng.
dak nong nguoi dan chua xuong dong khi chua to chuc le hoi long tong Độc đáo nghi lễ cấp sắc của người Dao
dak nong nguoi dan chua xuong dong khi chua to chuc le hoi long tong
Lễ hội Lồng Tông của người dân tộc Nùng.

Xã Long Sơn cách trung tâm huyện Đắk Mil khoảng 30km, với khoảng 371 hộ, 1.730 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, Tày, Dao di cư từ phía Bắc vào sinh sống. Thôn Đông Sơn là một trong những thôn tập trung đông người Nùng nhất và hiện nay vẫn còn duy trì lễ hội Lồng Tồng.

Ông Hoàn Văn Tiễn, trưởng thôn Đông Sơn, xã Long Sơn (SN 1966) cho biết, lễ hội Lồng Tồng thường được tổ chức sau những ngày vui Tết để chuẩn bị cho những ngày xuống đồng, mong một mùa vụ bội thu. Tại đây, người dân trong thôn chuẩn bị mâm cúng gồm: heo quay, trái cây, rượu... để mời thầy cúng về cầu an, cầu cho năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.

“Đây là lễ hội kết thúc năm cũ, để mở đầu cho một năm mới, mùa sản xuất mới. Dịp này, người dân còn cầu cho gia đình mạnh khỏe, mọi nhà ấm êm, hạnh phúc, bản làng yên vui...”, ông Tiễn cho hay.

dak nong nguoi dan chua xuong dong khi chua to chuc le hoi long tong
Ông Hoàn Văn Tiễn với trang phục truyền thống tham dự lễ hội.

Thông thường, trước ngày bắt đầu lễ hội, người dân trong thôn tập trung lại đình để lau chùi, dọn dẹp, trang trí lại bàn thờ thần Thành Hoàng. Theo tín ngưỡng của người Nùng, bản làng là nơi “sống gửi hồn, chết gửi xương” và có tác động mạnh mẽ đến sự an cư, lập nghiệp của con người. Chính vì vậy, dân làng lập bàn thờ thần Thành Hoàng để cầu cho mưa thuận gió hòa, dân bản khỏe mạnh, thóc lúa đầy bồ, gia súc phát triển.

Mở đầu của lễ hội là phần gầy ruộng. Người đàn ông có tay cày khỏe, giỏi nhất sẽ thay mặt cho toàn bộ dân làng vạch lên đường cày đầu tiên, mong mùa vụ mới tươi tốt. Tiếp theo, người trong thôn chọn một mảnh ruộng rộng và đẹp nhất để đặt một bàn thờ cúng tế.

Tại đây, thầy mo sẽ đọc các bài khấn mong các vị thần linh nghe và phù hộ cho bản làng có vụ mùa bội thu, cầu mong dân làng có sức khỏe và hạnh phúc. Cuối cùng của buổi lễ, thầy mo sẽ vung những giọt nước được cô sơn nữ trẻ đẹp nhất mang về để mọi người hứng lấy sự may mắn.

Sau màn cúng tế, lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc như múa lân, hát si (đối đáp), múa sạp, đi cà kheo... Bên cạnh đó, lễ hội Lồng Tồng cũng là dịp để các chàng trai, cô gái có cơ hội gặp gỡ, giao lưu tình cảm với nhau.

Lễ hội Lồng Tồng được kéo dài từ 3-7 ngày, tùy theo mức độ lớn bé và tình hình kinh tế mùa vụ trước của người dân.

“Lễ hội Lồng tồng được người dân xem như một trong những nét văn hóa truyền thống mang tín ngưỡng dân gian của người Nùng. Sau một năm lao động vất vả, lễ hội được mở ra là dịp để anh em, họ hàng quây quần bên nhau”, ông Hoàn Văn Tiễn chia sẻ.

Theo ông Trần Đức Văn, Phó chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết, mặc dù lễ hội Lồng Tồng là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Nùng. Nhưng quá lạm dụng nên người dân ham vui chơi mà quên mất công việc hàng ngày.

“Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức trên địa bàn xã từ năm 2011, từ đó đến nay nếu lễ hội chưa được tổ chức thì người dân không chịu xuống vụ. Nếu lễ hội tổ chức muộn, vụ Đông Xuân không đảm bảo chất lượng. Hiện, xã đang đề xuất ý kiến lên cấp trên để thay đổi thời gian diễn ra lễ hội để người dân an tâm lao động, sản xuất”, ông Văn thông tin.

chọn
Thông tin quy hoạch nên biết khi mua nhà đất tại TP Huế
Khi tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, TP Huế sẽ được chia thành hai quận riêng biệt là quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương. Cùng điểm qua những thông tin quy hoạch nổi bật tại TP Huế.