Danh hiệu nghệ sĩ đang dần mất thiêng

Đến hẹn lại lên, mỗi mùa phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND), nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) lại xảy ra những chuyện ồn ào, tranh cãi giữa người được và người không. Danh hiệu không làm người nghệ sĩ giàu thêm về tiền bạc, nhưng thể hiện sự ghi nhận của nhà nước với những đóng góp của họ cho nền nghệ thuật nước nhà. Nhưng tiếc là những lùm xùm quanh việc công nhận, phong tặng đang dần làm danh hiệu nghệ sĩ trở nên “mất thiêng”.
danh hieu nghe si dang dan mat thieng
Năm nay, Xuân Bắc và Công Lý cùng có tên trong danh sách những nghệ sĩ được đề xuất xét tặng danh hiệu NSND.

Lùm xùm sau danh hiệu

Năm nay, những cái tên như NSƯT Chí Trung, Công Lý, Hoài Linh, Xuân Bắc được đưa lên “bàn cân”, với những bàn luận người xứng đáng, người chưa xứng đáng.

NSƯT Công Lý sinh năm 1973, là một nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Hà Nội. Anh được biết đến nhiều với các vai diễn hài, đặc biệt là vai Bắc Đẩu ở “Gặp nhau cuối năm”. Ngoài ra, Công Lý còn đã được biết đến qua một số vai diễn trên phim truyền hình, phim truyện nhựa. Còn nghệ sĩ NSƯT Xuân Bắc sinh năm 1976, hiện là Phó giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội. Xuân Bắc khởi nghiệp với vai trò diễn viên truyền hình nhưng anh lại nổi bật hơn với các vai diễn hài, đặc biệt là vai Nam Tào trong chương trình "Gặp nhau cuối năm” như Công Lý. Ngoài ra, Xuân Bắc còn được biết đến như một nghệ sĩ đa tài khi đảm nhiệm vai trò MC của nhiều chương trình truyền hình.

Những ngày qua, ngay khi hai nghệ sĩ này được hội đồng cấp cơ sở xét tặng danh hiệu NSND, đã rộ lên những tranh cãi. Bởi những nghệ sĩ như Chí Trung, Xuân Hinh, Út Bạch Lan, Hoài Linh… lớn hơn Xuân Bắc, Công Lý về cả tuổi đời và tuổi nghề nhưng lại không có tên trong danh sách này.

Có khán giả còn thắc mắc, tại sao nghệ sĩ phía Bắc nhiều người được phong tặng NSND, NSƯT thế, có những người ít được khán giả biết tên? Ở phía Nam, có những nghệ sĩ cả đời gắn bó với nghề, làm nên những tên tuổi bất hủ trong lòng khán giả yêu sân khấu, yêu điện ảnh, âm nhạc... nhưng về già thì đến danh hiệu NSƯT cũng chả có.

Mùa xét tặng danh hiệu năm nay cũng có một trường hợp đặc biệt. Lần đầu tiên có trường hợp được đặc cách, khi Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đưa nghệ sĩ Trần Hạnh vào diện xem xét đặc cách dựa trên hồ sơ của ông do Nhà hát Kịch Hà Nội - đơn vị diễn viên từng làm việc - báo cáo. Lý do “đặc cách” là: Vượt lên hoàn cảnh, điều kiện khó khăn của bản thân, gia đình, NSƯT Trần Hạnh đóng góp nhiều công sức đối với nghệ thuật. Các vai diễn của ông có sức lan tỏa, đồng thời ông là người nghệ sĩ có hình ảnh đúng mực trong cuộc sống”.

Trước thông tin này, cả công chúng và nghệ sĩ tỏ ra vui mừng. Bởi sau bao lùm xùm về chuyện xin-cho, thiếu giải thưởng nọ, huy chương kia, việc xét tặng danh hiệu đã dựa trên những đóng góp thực sự, sức lan tỏa của nghệ sĩ đến công chúng, chứ không phải là những quy định cứng nhắc về giải thưởng hay tấm huy chương. Nhưng tiếc là đại diện Bộ VHTTDL đã lên tiếng phủ nhận, cho rằng đến nay chưa có quy định nào nói sẽ đặc cách trong việc phong tặng danh hiệu nghệ sĩ. Hy vọng rồi lại thất vọng, không ít người đã bức xúc lên tiếng về điều này, khiến câu chuyện danh hiệu càng trở nên ồn ào.

Danh hiệu nghệ sĩ dần mất thiêng

Nếu để so sánh giữa NSƯT Chí Trung, Công Lý, Hoài Linh, Xuân Bắc, rất khó để nói ai xứng đáng được nhận danh hiệu NSND. Bởi đây đều là những nghệ sĩ đã được công chúng nhớ mặt đặt tên, có nhiều cống hiến cho khán giả. Có điều họ hơn nhau ở tấm huy chương, giải thưởng. Những tấm huy chương không đo hết tài năng của người nghệ sĩ, nhưng lâu nay vẫn đang là “quy định cứng” giúp các nghệ sĩ được vinh danh bằng danh hiệu.

Nhưng thực tế từ những mùa xét tặng danh hiệu vừa qua, có người làm quan chức cũng được xét tặng NSND, trong khi nghệ sĩ ở trong lòng nhân dân thực sự lại bị “đánh trượt” danh hiệu. Nếu lấy tiêu chuẩn về huy chương làm điều kiện bắt buộc trong xét tặng danh hiệu, rất nhiều nghệ sĩ bị thiệt thòi vì không đủ số huy chương, dù họ có nhiều năm cống hiến và tài năng thực sự. Nó cũng trở thành những thứ khiến cho việc vinh danh nghệ sĩ gặp quá nhiều rào cản, mà người trong nghề vẫn ì xèo với nhau là “phải xin thì mới được cho” - phải làm hồ sơ, thi thố lấy giải thì mới được xét tặng.

Đã từng trải qua những ngày "chạy mỏi chân đi xin chữ kí, nhưng rồi vẫn thiếu chỗ này, trống chỗ kia”, NSND Minh Châu thẳng thắn cho rằng cần thay đổi cách tôn vinh nghệ sĩ, đặc biệt là cách trao tặng danh hiệu. “Người nghệ sĩ luôn thích ngẩng cao đầu để đạt được danh hiệu, chúng tôi cống hiến chứ không đi xin, vậy tại sao phải làm hồ sơ xét tặng? Danh hiệu là niềm tự hào, không phải căng thẳng xem thiếu mục nào, đi xin chữ kí chỗ nọ, xin chữ kí chỗ kia. Là người cũng từng phải làm những việc đó, tự nhiên tôi cảm thấy bản thân bị hạ thấp"- NSND Minh Châu bày tỏ quan điểm.

Chưa kể trong mỗi mùa xét tặng danh hiệu đều có những nghệ sĩ bức xúc lên tiếng “tố” những góc khuất trong việc xét tặng. Có những người uất ức khi lý do trượt danh hiệu là vì đạo đức, làm mất lòng người nọ, người kia trong hội đồng xét tặng. Danh hiệu vì đó mà mất đi tính thiêng.

Cũng vì những ồn ào trong việc công nhận, xét tặng danh hiệu, nên nhiều nghệ sĩ tài năng, được nhân dân yêu mến nhất quyết không làm hồ sơ, vì không muốn đi xin. Còn những người từng bức xúc vì mình bị “đánh trượt” cũng ngộ ra rằng: Danh hiệu cũng chỉ là đồ trang sức, là khẳng định của những người trong nghề với nhau, còn phần thưởng cao quý nhất vẫn là sự yêu mến và chỗ đứng của nghệ sĩ đó trong lòng khán giả.

XEM THÊM

danh hieu nghe si dang dan mat thieng Lý do 'Ngọc hoàng' Quốc Khánh không làm hồ sơ để đề nghị xét danh hiệu NSND

Đến hẹn lại lên, kỳ xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND cho các nghệ sĩ lại về và sự việc này năm nào cũng gây ...

danh hieu nghe si dang dan mat thieng 'Đừng để danh hiệu NSND đại trà như phong giáo sư mà mất ý nghĩa'

Câu chuyện phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT lại nóng lên.

danh hieu nghe si dang dan mat thieng Vì sao 'mùa' phong tặng danh hiệu cho nghệ sĩ lúc nào cũng ồn ào?

Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã công bố các nghệ sĩ lọt vào danh sách đề nghị xét tặng danh ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.