Cho tôi xin hỏi, tôi đặt tên con bằng 2 chữ có được không. Ví dụ như tôi họ Nguyễn và tôi đặt tên con là Huy (không có tên đệm).
Một vấn đề nữa, nếu tôi đặt tên con 4 chữ có dài quá không và có giấy tờ nào viết 4 chữ của con tôi bị thiếu giấy không và có loại giấy tờ nào được viết tắt chữ đệm vì dài quá không?.
Xin cảm ơn!
Hiếu Thuận
Quyền có họ, tên là một trong những quyền nhân thân được Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận. Nhưng việc cha, mẹ đặt tên cho con như thế nào vẫn phải tuân theo một số quy định nhất định.
Cụ thể, Điều 26 của Bộ luật này quy định: Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Dưới đây là một số quy định của pháp luật hiện hành về việc đặt tên cho con.
Khoản 3 Điều 26 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về trường hợp nào thì được coi là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Vẫn theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015, tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam.
Quy định này mới được đưa vào Bộ luật Dân sự 2015, trước đây, Bộ luật Dân sự 2005 không quy định về điều này. Do đó, trước khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực, vẫn có rất nhiều người đặt tên cho con theo tên nước ngoài, như: Trịnh Thị Noel; Đỗ Phi Đen Castrô…
Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 cũng chỉ rõ, những tên được đặt bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ như: Nguyễn Văn 1, Trịnh Thị @... sẽ không được chấp nhận.
Ngoài các trường hợp nêu trên, Bộ luật Dân sự không hạn chế độ dài của tên, tức cha mẹ có thể đặt tên con có một hoặc nhiều chữ.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch cũng quy định nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.
Mặt khác, Luật Quốc tịch Việt Nam quy định Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam, theo đó: Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, Bộ luật Dân sự không hạn chế độ dài của tên, tức bạn có thể đặt tên con có một hoặc nhiều chữ. Các giấy tờ hiện nay có đủ không gian để con bạn có thể điền một cách đầy đủ.
Quy định về 'lý do chính đáng' trong nghĩa vụ quân sự
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân được ... |
Vi phạm quy định về đốt vàng mã ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền?
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy ... |
Quy định mới về thời gian tập sự của giáo viên, giảng viên từ năm 2019
Từ ngày 8/2/2019, thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục công lập được ... |
Trên đây là ý kiến tư vấn về câu hỏi của độc giả. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do độc giả cung cấp. Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả gửi tới: hoidapphapluatvnm@gmail.com |