Quy định về 'lý do chính đáng' trong nghĩa vụ quân sự

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Hỏi đáp pháp luật: Nếu có lệnh gọi nhập ngũ mà không có mặt, không có lý do chính đáng. Sau khi bị phạt hành chính có phải nhập ngũ ngay hay sẽ có lệnh gọi đăng ký và khám sức khoẻ lại vào năm sau.Và nếu có lý do chính đáng thì thế nào.

Trân trọng cảm ơn.

Vũ Đoàn Nguyễn

quy dinh ve ly do chinh dang trong nghia vu quan su

Trốn nghĩa vụ quân sự khi đã trúng tuyển

Theo quy định tại Luật nghĩa vụ quân sự 2015 và các văn bản pháp luật liên quan, người đang đi làm mà trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ. Độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Trường hợp trốn tránh lệnh gọi nhập ngũ năm 2019 thì sẽ bị xử phạt hành chính và nặng hơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt hành chính

Căn cứ theo điều 7, Nghị định 120/2013/NĐ-CP có quy định như sau: Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có ly do chính đáng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn buộc phải chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật.

Xử lý hình sự

Việc trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ bị xử lý hành chính như đã nêu ở trên khi không có mặt tại địa điểm và thời gian như lệnh gọi. Tức là ngay sau khi bạn không có mặt mà không có lý do chính đáng bạn sẽ bị xử phạt và tiếp tục bị gọi.

Sau khi bị xử phạt hành chính mà không thực hiện mà tiếp tuc trốn tránh nhập ngũ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm)

Cụ thể, theo điều 332, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, nếu đã bị xử phạt hành chính mà không chấp hành sẽ bị xử lý hình sự:

Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

- Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

- Phạm tội trong thời chiến;

- Lôi kéo người khác phạm tội.

“Lý do chính đáng” trong lĩnh vực nghĩa vụ quân sự

“Lý do chính đáng” khi không tham dự khám sơ tuyển sức khoẻ nghĩa vụ quân sự, hoặc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, được giải thích cụ thể tại thông tư 95/2014/TT-BQP hướng dẫn Nghị định số 120/2013/NĐ-CP.

Theo đó, “lý do chính đáng” quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các lý do sau:

- Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.

- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.

Hai trường hợp này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã.

- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.

- Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.

Hai trường hợp này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại Điều 8 Chương II Thông tư 95/2014/TT-BQP.

Trường hợp này phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Do vậy, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự vì một số lý do trên mà vắng mặt có thể coi là lý do chính đáng và không bị xử lý.

Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là yêu cầu bắt buộc đối với các công dân nam, các hành vi trốn không khám sức khoẻ, không thực hiện lệnh gọi nhập ngũ … đều bị xử lý nghiêm khắc theo hình thức xử phạt hành chính và xử lý hình sự trong lĩnh vực nghĩa vụ quân sự.

Nếu có lý do chính đáng, sau đó nếu nam công dân vẫn đáp ứng đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quan sự thì tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.

quy dinh ve ly do chinh dang trong nghia vu quan su Khiếu nại kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự như thế nào?

Nếu kết quả khám sức khỏe của bạn thiếu chính xác thì bạn có thể yêu cầu khám lại và đưa ra những bằng chứng ...

quy dinh ve ly do chinh dang trong nghia vu quan su Thời gian đi nghĩa vụ quân sự có tính đóng bảo hiểm xã hội không?

Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và được tính để hưởng ...

quy dinh ve ly do chinh dang trong nghia vu quan su Hỏi đáp pháp luật: Mức đóng BHYT năm 2019, đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng

Hỏi đáp pháp luật ngày 8/1 có những vấn đề nổi bật sau: Nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, 4 quyền lợi người lao ...

quy dinh ve ly do chinh dang trong nghia vu quan su Vắng mặt tại nơi cư trú, có phải đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng không?

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đi khỏi nơi cư trú từ 3 tháng trở lên là phải đến ban ...

Trên đây là ý kiến tư vấn về câu hỏi của độc giả. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do độc giả cung cấp.

Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả gửi tới: hoidapphapluatvnm@gmail.com

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.