Ảnh minh họa. (Nguồn: Thể thao Văn hóa). |
Khác với tiền lương, tiền thưởng, bao gồm cả thưởng Tết không phải là khoản chi bắt buộc của người sử dụng lao động đối với người lao động.
Thế nhưng hiện nay, đa phần các doanh nghiệp đều có chế độ thưởng tết cho nhân viên, nhằm ghi nhận công sức làm việc trong suốt một năm.
Điều 103 của Bộ luật Lao động 2012 quy định về tiền thưởng như sau: Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động, căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PLO) |
Hành khách mua vé đi xe khách. Vậy, liệu khi xe khách gặp nạn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý hành khách thì hành khách có được bồi thường hay không?
Khi hành khách ngồi trên xe nghĩa là giữa khách và chủ xe đã phát sinh quan hệ hợp đồng vận chuyển hành khách.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 528 Bộ luật Dân sự, trong trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại, bên vận chuyển phải bồi thường.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, trong đó quy định mức đóng bảo hiểm y tế.
Theo đó, trong năm 2019, mức đóng bảo hiểm y tế của người lao động, cán bộ, công chức viên chức và một số đối tượng khác sẽ có sự thay đổi, chi tiết mức đóng BHYT của từng đối tượng sẽ được nêu rõ.
Ảnh minh họa. |
Theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT của Bộ Y tế quy định việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có 6 trường hợp được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh.
- Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đãđược xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền).
- Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.
- Đối với trường hợp cấp cứu: Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
- Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
- Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
Ảnh minh họa. |
Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định: “Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu đi khỏi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 3 tháng trở lên phải đến nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng; khi trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập trong thời hạn 10 ngày làm việc phải đăng ký lại”.
Như vậy, nếu công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đi khỏi nơi cư trú từ 3 tháng trở lên là phải đến ban chỉ huy quân sự cấp xã để đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng.
Hỏi đáp pháp luật: Giá lăn bánh khi mua xe máy mới, khi nào xử vắng mặt bị cáo?
Hỏi đáp pháp luật ngày 7/1 có những vấn đề nổi bật sau: Vụ bác sĩ Hoàng Công Lương đang nằm viện, khi nào xử ... |
Hỏi đáp pháp luật: Chế độ thai sản khi sinh đôi, đổi tiền lẻ dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019
Hỏi đáp pháp luật ngày 5/1 có những vấn đề nổi bật sau: Chế độ thai sản khi sinh đôi; Đổi tiền lẻ dịp Tết ... |
Hỏi đáp pháp luật: Bảo hiểm xe sau tai nạn giao thông, DN được báo lỗ trong bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật ngày 4/1 có những vấn đề nổi bật sau: Vụ container tông hàng loạt xe máy ở Long An, bảo hiểm ... |
Pháp luật 13:26 | 16/01/2019
Pháp luật 12:00 | 14/01/2019
Pháp luật 11:50 | 08/01/2019
Pháp luật 12:30 | 07/01/2019
Pháp luật 13:30 | 04/01/2019
Pháp luật 12:15 | 03/01/2019
Pháp luật 13:34 | 25/12/2018
Pháp luật 13:00 | 20/12/2018